Băng ở Nam Cực chạm mức thấp nhất lịch sử
Các nhà khoa học cho biết 136.000km2 băng ở Nam Cực đã tan chảy tính đến ngày 25/2, khiến diện tích băng ở khu vực này chạm mức thấp kỷ lục.
“Băng ở Nam Cực có thể đã giảm đến mức thấp nhất trong năm với khoảng 1,79 triệu km2 vào ngày 21/2”, USA Today dẫn thông báo từ Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết của Mỹ.
Chim cánh cụt trên một tảng băng nhỏ ở Nam Cực. (Ảnh: Irish Times/David Merrion).
Đây là mức thấp nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1979, phá vỡ kỷ lục 1,92 triệu km2 một năm trước đó. Theo các nhà khoa học, 136.000km2 băng tan ở Nam Cực trong một năm qua tương đương với một khu vực gấp đôi diện tích của bang Tasmania, Australia.
“Phản ứng của Nam Cực với tình trạng biến đổi khí hậu khác với Bắc Cực”, ông Ted Scambos, nhà khoa học cấp cao tại Viện nghiên cứu về Khoa học Môi trường và là người phân tích dữ liệu băng, cho biết.
“Xu hướng giảm diện tích băng có thể là một tín hiệu cho thấy sự nóng lên toàn cầu đang ảnh hưởng đến băng nổi xung quanh Nam Cực”, ông nói thêm.
Trong 44 năm qua, các nhà khoa học theo dõi lượng băng trôi nổi trên đại dương quanh bờ biển dài 18.000km ở Nam Cực bằng các thiết bị vệ tinh, theo Guardian.
Số phận của Nam Cực rất quan trọng vì lượng băng ở khu vực này có thế làm tăng mực nước biển đáng kể nếu tan chảy.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
