Băng qua Nam Cực theo hành trình của Shackleton

Một đoàn thám hiểm Anh-Australia đã thực hiện chuyến hành trình gian nan băng qua Nam Cực, mô phỏng chuyến đi lịch sử của nhà thám hiểm vĩ đại Ernest Shackleton trong năm 1916 bằng một con thuyền nhỏ.

Dẫn đầu bởi nhà phiêu lưu trứ danh Tim Jarvis, đoàn thám hiểm sáu người dự định sẽ đi 800 hải lý trên một con xuồng với trang bị ít ỏi, xuất phát từ đảo Elephant ngoài khơi bán đảo Nam Cực tới đảo Nam Georgia.

Họ có kế hoạch chỉ sử dụng trang thiết bị và thực phẩm giống như của đoàn Shackleton trước khi mất hai ngày để trèo lên khu vực địa hình nằm sâu bên trong Nam Georgia, ở độ cao 900m.

Hành trình sẽ đưa họ qua một trạm săn cá voi ở Stromness, nằm ở phía bên kia của đảo, nơi Shackleton và đội của ông, gần như chỉ còn chút quần áo che lấy thân mình, đã phát tín hiệu báo động.

Băng qua Nam Cực theo hành trình của Shackleton
Hình ảnh chuyến thám hiểm Nam Cực của Shackleton.

Trước khi khởi đầu hành trình, Jarvis nói: "Chúng tôi hiểu rất rõ về hiểm nguy, nhưng tin rằng chúng tôi có một con xuồng nhỏ khá tốt (một bản sao chính xác của chiếc xuồng James Caird đã tham gia hành trình), một đội thám hiểm tuyệt vời, tinh thần và sự can đảm để có thể tôn vinh huyền thoại của Shackleton. Chúng tôi đang tôn vinh Shackleton, một trong những nhà lãnh đạo và thám hiểm vĩ đại nhất mọi thời đại, trong khi vẫn cố tìm cách thu hút tới sự chú ý về tác động của môi trường ở Nam Cực".

Cùng với Roald Amundsen của Na Uy - người đầu tiên tới Nam Cực trong năm 1911, nhà thám hiểm Australia Douglas Mawson, nhà thám hiểm Anh Falcon Scott - người bảo trợ trước khi chuyển thành đối thủ, Shackleton đã là một trong những nhà thám hiểm Nam Cực vĩ đại nhất.

Khi bắt đầu hành trình thứ ba tới khu vực vào năm 1914 với con tàu Endurance, Shackleton đã có kế hoạch băng qua Nam Cực. Nhưng con tàu đã bị mắc kẹt vào năm 1915 và bị chìm 10 tháng sau đó do nó bị băng dồn ép gây hư hỏng.

Shackleton cùng đội thủy thủ của ông đã sống trên băng cho tới tháng 4/1916. Từ đây, họ rời đi bằng ba thuyền nhỏ tới đảo Elephant.

Từ đảo Elephant, Shackleton và năm thủy thủ bắt đầu thực hiện hành trình đầy hiểm nguy tới Nam Georgia và chạm đích 16 ngày sau đó, khi họ nhìn thấy vách núi của đảo. Toàn bộ các thành viên của sứ mạng Endurance sau đó đã được cứu và không có ai tử vong.

Shackleton chết vì đau tim ở Nam Georgia vào năm 1922, khi ông đang thực hiện cuộc thám hiểm Nam Cực thứ tư, với mục tiêu đi vòng quanh châu lục này. Ông được mai táng ở đảo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News