Băng tan để lộ nhiều thi thể nhà leo núi trên đỉnh Everest

Những người tổ chức thám hiểm đỉnh Everest đang phát hiện nhiều thi thể của những nhà leo núi xấu số trước đây, khi nhiệt độ cao khiến băng tan trên đỉnh núi cao nhất thế giới.

Theo CNN, kể từ năm 1922, hơn 200 nhà leo núi xấu số đã thiệt mạng trong quá trình chinh phục đỉnh Everest. Phần lớn trong số này được chôn ngay dưới các lớp băng và tuyết trên con đường dẫn tới đỉnh núi.

"Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, tuyết và băng đang tan nhanh chóng, để lộ những xác chết và chúng ngày càng được phát hiện nhiều hơn bởi những người leo núi", ông Ang Tshering Sherpa, cựu chủ tịch Hiệp hội Leo núi Nepal, cho biết.

"Kể từ năm 2008, đội của tôi đã mang xuống 7 thi thể của các nhà leo núi, một số thuộc về những nhà thám hiểm Anh từ thập niên 1970", ông Sherpa chia sẻ với CNN.

Băng tan để lộ nhiều thi thể nhà leo núi trên đỉnh Everest
Thi thể của một nhà leo núi người Ấn Độ thiệt mạng vào năm 2016 khi chinh phục đỉnh Everest. (Ảnh: New York Times).

Sobit Kunwar, nhân viên của Hiệp hội Hướng dẫn viên Leo núi Quốc gia Nepal, cho biết đây là một vấn đề nghiêm trọng vì nó đang trở nên thường xuyên hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của những người như anh.Các nghiên cứu cho thấy những sông băng ở khu vực đỉnh Everest đang tan và mỏng đi nhanh chóng.

"Chúng tôi đang rất lo ngại về điều này vì mọi thứ đang trở nên tệ hơn. Chúng tôi đang cố gắng tuyên truyền về điều này để phối hợp tìm cách đối phó", Kunwar nói.

Thủ quỹ của hiệp hội, Tenzeeng Sherpa, cho rằng biến đổi khí hậu đang nhanh chóng ảnh hưởng đến Nepal khi độ dày của các sông băng tan đi hàng mét mỗi năm.

"Hầu hết xác chết được chúng tôi mang xuống thị trấn, nhưng với những người mà chúng tôi không thể đưa họ xuống, chúng tôi bày tỏ sự tôn trọng bằng việc cầu nguyện và che họ lại với đá hoặc tuyết", anh Sherpa chia sẻ.

Tenzeeng Sherpa cũng chỉ trích các cơ quan chức năng vì không có hành động đối phó với tình trạng này.

Đi tìm và thu thập những xác chết từ các địa điểm trên cao là một công việc rất nguy hiểm và tốn kém.

Ông Ang Tshering Sherpa là một trong những học sinh đầu tiên của trường leo núi được thành lập bởi nhà thám hiểm người New Zealand, Edmund Hillary. Ông cũng là người tiên phong trong việc kinh doanh dịch vụ thám hiểm đỉnh Everest. Ông cho biết một trong những công việc nguy hiểm nhất là đưa những xác chết từ độ cao 8.700 m (gần đến đỉnh) xuống phía dưới.

"Xác chết có thể nặng tới 150 kg và phải đưa xuống từ một địa điểm hiểm trở, trên độ cao như vậy. Đó là một công việc vô cùng khó khăn", ông Sherpa cho biết.

Chuyên gia này cũng chia sẻ rằng phải mất nhiều thời gian để nhận được hỗ trợ kinh phí từ chính phủ cho công việc này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cơn giông mạnh nhất trong lịch sử, điện thế 1,3 tỷ volt

Cơn giông mạnh nhất trong lịch sử, điện thế 1,3 tỷ volt

Cơn giông có điện thế 1,3 tỷ volt được phát hiện qua kính viễn vọng đo hạt vũ trụ muon ở miền nam Ấn Độ.

Đăng ngày: 23/03/2019
Lốc xoáy kép đổ bộ, Australia sơ tán quy mô lớn nhất kể từ năm 1974

Lốc xoáy kép đổ bộ, Australia sơ tán quy mô lớn nhất kể từ năm 1974

Lốc xoáy Trevor đổ bộ vào miền Tây và Bắc Australia buộc chính quyền phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và tiến hành sơ tán với quy mô lớn nhất kể từ cơn lốc Tracey năm 1974.

Đăng ngày: 23/03/2019
Cận cảnh siêu bão Idai, “thảm họa tồi tệ nhất Nam Bán cầu”

Cận cảnh siêu bão Idai, “thảm họa tồi tệ nhất Nam Bán cầu”

Theo Liên Hợp Quốc, cơn bão Idai quét qua khu vực Đông Nam Châu Phi có thể là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất từng xảy ra tại Nam Bán cầu.

Đăng ngày: 21/03/2019
Miền Nam châu Phi thành

Miền Nam châu Phi thành "đại dương nội địa" sau siêu bão Idai

Lũ lụt khủng khiếp đã tạo ra "đại dương nội địa" ở Mozambique, gây khó khăn cho việc cứu hộ sau thảm họa tự nhiên được coi là tồi tệ nhất ở miền Nam châu Phi trong 2 thập kỷ.

Đăng ngày: 21/03/2019
Ít nhất 80 người thiệt mạng trong trận lũ quét lịch sử ở Papua, Indonesia

Ít nhất 80 người thiệt mạng trong trận lũ quét lịch sử ở Papua, Indonesia

Giới chức Indonesia thông báo tính tới 21h tối 18/3, ít nhất 80 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau trận lũ quét lịch sử tại tỉnh Papua, miền Đông nước này.

Đăng ngày: 19/03/2019
Hơn 9 triệu ca chết sớm trên thế giới là do ô nhiễm môi trường

Hơn 9 triệu ca chết sớm trên thế giới là do ô nhiễm môi trường

Những ca tử vong sớm trên thế giới hiện đang đến từ hậu quả của ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 18/03/2019
Tin chính thức: Chúng ta không thể làm gì để ngăn nhiệt độ Bắc Cực tăng

Tin chính thức: Chúng ta không thể làm gì để ngăn nhiệt độ Bắc Cực tăng

Ngay cả khi nội trong ngày hôm nay, chúng ta dừng việc xả thải carbon, hậu quả cũng vẫn sẽ đến với Bắc Cực.

Đăng ngày: 17/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News