Băng tan làm lộ "cánh cửa tới địa ngục"

Hố "cửa địa ngục" khổng lồ tại Siberia đã "lộ diện" do tầng băng ở dưới tan nhanh chóng, và để lộ ra một lối vào với thế giới cổ xưa 200.000 năm tuổi.

Hố Batgaika, được người dân địa phương Yakutia gọi là "cánh cửa tới địa ngục", là một trong số những hố đất lớn nhất bị sụp xuống ở Siberia trong thời kỳ lớp băng vĩnh cửu ở phía dưới tan ra thành bùn loãng và khí methane.

Tuy nhiên Batgaika đặc biệt ở chỗ đã mở ra những điều bí ẩn cổ xưa nằm sâu dưới đất. Hố nứt có bề rộng hơn 600 mét, độ sâu chừng 84 mét này đã tiết lộ về các giai đoạn thay đổi khí hậu tại khu vực cùng với nhiều hóa thạch động vật và cây cối được bảo quản tuyệt vời trong băng.

Băng tan làm lộ cánh cửa tới địa ngục
Hố nứt Batgaika.

Một nghiên cứu trên tạp chí khoa Quarternary Research cho hay các lớp phân tầng xung quanh can hố chứa đựng những dữ liệu quan trọng về khí hậu thời xa xưa.

Cụ thể trước đây vùng đất này từng được bao phủ bởi lãnh nguyên (những vùng trơ trụi có tầng đất cái đã bị đóng băng vĩnh cửu nằm gần vùng cực). Mặt khác, hai gốc cây được tìm thấy cũng cho thấy vùng đất này từng là rừng rậm.

Các hóa thạch được phát hiện trong hố Batgaika bao gồm xác voi ma mút, bò xạ hương, thậm chí cả một con ngựa 4.400 năm tuổi.

Tổng hợp lại, "cánh cửa tới địa ngục" này đã tạo nên một bức tranh khá rõ rệt về các giai đoạn biến đổi khí hậu tại khu vực trong quãng thời gian hàng chục ngàn năm. Giới nguyên cứu còn hy vọng họ sẽ dự đoán được khí hậu trong những thập kỷ tương lai nhờ quan sát hố Batgaika.

Được biết, Batgaika đang mở rộng thêm từ 10 – 30 mét mỗi năm do lớp băng vĩnh cửu xung quanh nó tiếp tục tan chảy. Các nhà nghiên cứu cho hay độ sâu của hố cũng đang dần dần tăng thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Núi lửa Etna tại đảo Sicily của Italy hoạt động trở lại

Núi lửa Etna tại đảo Sicily của Italy hoạt động trở lại

Phóng viên tại Italy dẫn nguồn tin chính thức từ Cơ quan Cứu hộ Dân sự nước này cho biết, ngọn núi lửa Etna tại đảo Sicily (miền Nam Italy) đã

Đăng ngày: 28/02/2017
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm từ ngày 1/3

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm từ ngày 1/3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Đăng ngày: 28/02/2017
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C

Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng nay có mức nhiệt thấp nhất chỉ 2 độ C, một số nơi khác dưới 10 độ C như Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang).

Đăng ngày: 25/02/2017
Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm

Con người đang đang bị mất khứu giác vì ô nhiễm

Môi trường sống hiện nay đang hủy hoại giác quan về mùi, làm cho con người thèm ăn mặn hơn và có ngoại hình béo hơn.

Đăng ngày: 25/02/2017

"Cầu vồng lửa" hiếm thấy xuất hiện ở Singapore

Xuất hiện trong khoảng 15 phút cuối buổi chiều 20/2,

Đăng ngày: 23/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News