Băng tuyết ở Bolivia được bảo quản tại Nam cực phục vụ nghiên cứu

Một nhóm các nhà khoa học do Viện Nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) đứng đầu, đang lên kế hoạch vận chuyển một phần băng tuyết phủ trên đỉnh Illimani, thuộc dãy núi Andes trên lãnh thổ Bolivia, tới Nam cực để bảo toàn trước nguy cơ khối băng này bị tan do biến đổi khí hậu.

Theo giám đốc IRD Patrick Ginot, mục đích của dự án này là bảo tồn những "ký ức", nói cách khác là những thông tin khoa học có thể khai thác từ khối băng tích tụ từ các lớp tuyết trong hàng nghìn năm qua.

Dự kiến, một nhóm sáu nhà khoa học sẽ khoan tới đáy của Illimani để lấy ra ba khối băng mẫu hình trụ và sau đó vận chuyển trong hầm lạnh của tàu nghiên cứu Grenoble thuộc dự án Ice Memory (Ký ức trong băng) tới Nam cực.

Băng tuyết ở Bolivia được bảo quản tại Nam cực phục vụ nghiên cứu
Đỉnh Illimani.

Nằm cách thủ đô La Paz 80km và có độ cao tuyệt đối 6.462m, Illimani là đỉnh núi cao thứ 2 tại Bolivia và các nhà khoa học cho rằng việc nghiên cứu các lớp băng khác nhau của cả khối băng sẽ giúp họ tái hiện biểu đồ phát thải ô nhiễm của thành phố này từ hàng trăm năm qua và nắm bắt được nhiều thông tin khác.

Theo tính toán của các nhà khoa học, tất cả các khối băng nằm trên các đỉnh núi của dãy Andes dưới độ cao 5.500m, sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng 20 năm tới do tác động của biến đổi khí hậu.

Cũng theo ông Ginot, do thiếu các nguồn dự trữ băng tuyết, lượng nước của các hồ trữ nước tự nhiên trong dãy Andes sẽ giảm tới 36% vào mùa khô, tuy nhiên việc ghép các khối băng và lưu trữ chúng một cách nhân tạo có thể giúp giảm nhẹ tình trạng này.

Ông Ginot cho biết thêm ngoài đỉnh Illimani, cho tới nay, các nhà khoa học thuộc dự án Ice Memory cũng đã khai thác thành công mẫu vật từ một đỉnh núi khác cũng nằm trong dãy Andes thuộc lãnh thổ của Bolivia là Huayana Potosí và qua đó đã phát hiện ra rằng vào cuối thể kỷ này, lượng băng tại đỉnh núi trên sẽ chỉ còn một nửa so với hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Dòng suối lạ ở Trung Quốc: Nhiệt độ -43,5 độ C, nước vẫn không bị đóng băng

Dòng suối lạ ở Trung Quốc: Nhiệt độ -43,5 độ C, nước vẫn không bị đóng băng

Bất chấp thời tiết giá lạnh, làn nước trong vắt của một dòng suối lạ ở Tân Cương, Trung Quốc vẫn chưa bao giờ bị đóng băng.

Đăng ngày: 02/03/2017
Băng tan làm lộ

Băng tan làm lộ "cánh cửa tới địa ngục"

Hố "cửa địa ngục" khổng lồ tại Siberia đã "lộ diện" do tầng băng ở dưới tan nhanh chóng, và để lộ ra một lối vào với thế giới cổ xưa 200.000 năm tuổi.

Đăng ngày: 02/03/2017
Núi lửa Etna tại đảo Sicily của Italy hoạt động trở lại

Núi lửa Etna tại đảo Sicily của Italy hoạt động trở lại

Phóng viên tại Italy dẫn nguồn tin chính thức từ Cơ quan Cứu hộ Dân sự nước này cho biết, ngọn núi lửa Etna tại đảo Sicily (miền Nam Italy) đã

Đăng ngày: 28/02/2017
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm từ ngày 1/3

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc tiếp tục rét đậm từ ngày 1/3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Đăng ngày: 28/02/2017
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc thấp nhất 2 độ C

Mẫu Sơn (Lạng Sơn) sáng nay có mức nhiệt thấp nhất chỉ 2 độ C, một số nơi khác dưới 10 độ C như Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang).

Đăng ngày: 25/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News