"Băng vảy rồng" - hiện tượng tự nhiên siêu hiếm xuất hiện tại Nam Cực sau 10 năm mất tích

Hiện tượng kỳ lạ mất tích gần 10 năm ở Nam Cực bỗng nhiên xuất hiện trở lại và gây xôn xao. Vậy rốt cục băng vảy rồng là gì?

Nam Cực là một vùng đất kỳ lạ và bí hiểm. Ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay cũng chỉ giúp con người khám phá từng chút một, và mỗi lần như vậy chúng ta lại tìm ra được rất nhiều thông tin có giá trị về vùng đất lạnh giá nhất hành tinh.

Và mới đây, trên hành trình khám phá biển Ross tại Nam Cực, các chuyên gia đã được mục kích tận mắt một hiện tượng thiên nhiên siêu hiếm, với cái tên cũng bí hiểm vô cùng. Đó là băng vảy rồng.


Băng vảy rồng tuyệt đẹp tại Nam Cực.

Vùng đất chứa băng vảy rồng do con tàu nghiên cứu Nathaniel B Palmer tìm ra. Theo tiến sĩ Guy Williams - nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Hải dương và Nam Cực từ ĐH Tasmania, thì đây là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm gặp. Lần gần nhất nó xuất hiện là vào năm 2007.

"Băng vảy rồng rất hiếm và kỳ lạ, là bằng chứng của một thời kỳ hỗn loạn chưa từng thấy kể từ năm 2007" - Williams cho biết.

Tiến sĩ Williams là thành viên của nhóm 27 nhà nghiên cứu từ 8 quốc gia khác nhau. Họ đến vùng cực này để nghiên cứu các hố băng ven biển (polynya), để rồi phát hiện ra những hố băng đó lại có chứa những lớp băng vảy rồng tuyệt đẹp. Ước tính, lớp băng trải dài tới hàng chục km.


Hiện tượng này mới chỉ xảy ra một lần vào năm 2007.

Cơ chế tạo ra hiện tượng này là gì? Tiến sĩ Williams cho biết: "Tưởng tượng bạn có một khay đá đổ đầy nước. Nếu mỗi tuần bạn lấy một lần, bạn sẽ có đúng 1 khay đá. Nhưng nếu đổ nước và lấy đá mỗi ngày, bạn sẽ có nhiều đá viên hơn hẳn".

"Hiện tượng băng vảy rồng cũng vậy. Là gió đã bóc tách từng lớp băng trong hố, để nước lỏng xuất hiện. Lớp nước này nhanh chóng bị đóng băng, chồng lên lớp băng cũ. Lặp lại nhiều lần, ta có băng vảy rồng".

"Đây thực sự là một trải nghiệm khó tin. Chúng tôi trông thật nhỏ bé, giống như đang chèo thuyền kayak chứ không phải đi tàu phá băng nữa".


Gió đã bóc tách từng lớp băng trong hố, để nước lỏng xuất hiện. Lớp nước này nhanh chóng bị đóng băng, chồng lên lớp băng cũ.

Không chỉ muốn nghiên cứu về sự hình thành của băng giá vùng cực, các khoa học gia còn muốn xác định lại vì sao nước biển khi đóng băng lại trở thành nước ngọt, và hiện tượng đó có ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy nước biển tại đây. Được biết, hành trình thám hiểm của con tàu sẽ kết thúc vào tháng 6.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 04/01/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/12/2024
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 14/12/2024
Hiện tượng La Nina là gì?

Hiện tượng La Nina là gì?

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Đăng ngày: 23/08/2024
Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới

Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Đăng ngày: 25/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News