Băng vĩnh cửu của Trái Đất đang bắt đầu tan chảy
Đài Australia đưa tin trong báo cáo của cuộc đối thoại về biến đổi khí hậu ở Qatar, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc cho biết "đất đóng băng vĩnh cửu" đang bắt đầu tan chảy, giải phóng hàng nghìn tấn khí cácbon, metal và ảnh hưởng lớn đến tình trạng gia tăng nhiệt độ toàn cầu vào năm 2100.
>>> Nhiệt độ ấm lên làm thay đổi bộ mặt của Greenland
Đất đóng băng vĩnh cửu là một tầng dày đông cứng, chiếm khoảng 1/4 diện tích Bắc Cực, lưu giữ lượng carbon nhiều gấp đôi lượng cácbon trong không khí.
Khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên 3 độ C nghĩa là ở Bắc Cực sẽ tăng khoảng 6 độ C, dẫn đến việc biến mất 30-85% lượng băng tuyết vĩnh cửu ở bề mặt. Điều này làm thay đổi thủy văn, gia tăng rối loạn do hỏa hoạn và xói mòn. Thiệt hại rõ ràng nhất là với nhà cửa và đường sá, ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế, xã hội.
Khi băng vĩnh cửu tan chảy, chất hữu cơ được giải phóng và thải ra một lượng đáng kể CO2 và metal vào không khí. 43-135 tỷ tấn CO2 - khí gây hiệu ứng nhà kính - sẽ được thải ra đến năm 2100 và 246-415 tỷ tấn CO2 sẽ giải phóng đến năm 2200.
Tiến sỹ Charles Miller, nghiên cứu viên hàng đầu tại phòng thí nghiệm về tính dễ thương tổn ở Bắc Cực thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nói rằng so với CO2, metal tác động nhiều hơn đến nhiệt độ toàn cầu. Ông cũng khẳng định rằng việc băng tan ở Bắc Cực cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của biến đổi khí hậu Trái Đất.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
