Bao bì phân hủy sinh học - Sản phẩm của những nhà khoa học trẻ

Bây giờ người dân đã quen sử dụng bao bì nhựa để đựng đồ mỗi khi đi siêu thị mua sắm hay trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau sự tiện lợi của những chiếc túi nhỏ là một vấn nạn về môi trường do phải mất hàng trăm năm chúng mới phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên. 

Nhà nghiên cứu trẻ Trương Phước Nghĩa.

Ở Việt Nam mỗi năm sử dụng khoảng nửa triệu tấn chất dẻo để làm bao bì nhựa và con số này ngày một tăng. Thời gian qua, các nhà khoa học trên thế giới đang tìm loại vật liệu thay thế và một số nhà nghiên cứu đã đưa ra sản phẩm bao bì tự phân rã. Tuy nhiên, những sản phẩm phân hủy sinh học lại có giá thành cao. 

Trước nhu cầu bức thiết của xã hội, dưới sự chỉ đạo của Phó GS-TS Hà Thúc Huy, nhóm những nhà nghiên cứu khoa học trẻ của Khoa Khoa học Vật liệu (Đại học Khoa học tự nhiên, TPHCM) do Th.S Trương Phước Nghĩa chủ trì đã trăn trở và tìm ra lời đáp của vấn đề nan giải này.

Các nhà nghiên cứu trẻ đã sử dụng hỗn hợp tinh bột nhiệt dẻo và nhựa PVA có sự hiện diện của khoáng sét Montmorillonite phân tán ở khích thước nanomét, cùng một số phụ gia biến tính để làm ra sản phẩm bao bì có khả năng phân hủy sinh học hoàn tòan và nhanh chóng, không gây ô nhiễm môi trường. Tinh bột vốn là nguồn nguyên liệu dồi dào ở nước ta.

Thế nhưng, tinh bột nhiệt dẻo lại có hạn chế là tính cơ lý thấp, hút ẩm mạnh, phân hủy quá nhanh. Th.s Trương Phước Nghĩa cho biết, để khắc phục hạn chế này, cả nhóm đã nhiều đêm mất ngủ để đi tìm lời giải, cuối cùng giải pháp mới đã đựơc đưa ra, đó là nhựa PVA và một số phụ gia biến tính. PVA cũng là một trong số ít Polymer có khả năng tự phân hủy sinh học thực sự trong môi trường đất tạo thành nước và CO2.

Từ hỗn hợp PVA và tinh bột nhiệt dẻo đã cho ra đời sản phẩm mang tính ứng dụng cao để sản xuất bao bì… Điều khác biệt của sản phẩm này còn nằm ở chỗ giá thành không cao hơn các loại bao bì nhựa hiện nay.

Được biết, Th.S Trương Phước Nghĩa, trưởng nhóm nghiên cứu, không chỉ là nhà nghiên cứu khoa học trẻ với những sản phẩm có tính ứng dụng cao mà vào dịp 20-11 năm nay, anh còn được tuyên dương danh hiệu giảng viên trẻ tiêu biểu của TPHCM với thành tích 3 tốt “đạo đức tốt - chuyên môn tốt - cống hiến tốt”.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 31/12/2024
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 27/12/2024
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 26/12/2024
Sự ra đời và phát triển của ô tô

Sự ra đời và phát triển của ô tô

Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Đăng ngày: 23/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News