Bão cát kinh hoàng "nuốt chửng" Tây Bắc Ấn Độ, hơn 80 người thiệt mạng

Ngày 2/5, ít nhất 84 người đã thiệt mạng và 143 người bị thương trong các trận bão cát kinh hoàng quét qua Tây Bắc Ấn Độ.

Tuy nhiên, đây có thể chưa phải là con số cuối cùng do nhiều địa điểm dân cư chưa cung cấp thông tin đầy đủ.

Bão cát kinh hoàng nuốt chửng Tây Bắc Ấn Độ, hơn 80 người thiệt mạng
Bão cát bất chợt đến khiến người dân Ấn Độ không chuẩn bị kịp. (Ảnh: PTI).

Bão cát kinh hoàng nuốt chửng Tây Bắc Ấn Độ, hơn 80 người thiệt mạng
Bão cát khiến hơn 80 người thiệt mạng và hơn chục người khác bị thương. (Ảnh: PTI).

Bão cát kinh hoàng nuốt chửng Tây Bắc Ấn Độ, hơn 80 người thiệt mạng
Bão cát quật đổ cây xanh, làm sập nhiều nhà dân.

Bão cát kinh hoàng nuốt chửng Tây Bắc Ấn Độ, hơn 80 người thiệt mạng
Người dân che miệng tránh bão cát. (Ảnh: HT).

Cơn bão cát đã quét ngang qua các tỉnh phía Tây và Bắc Ấn Độ trong ngày 2/5, gây ra thiệt hại lớn về người và của, làm sập hàng trăm ngôi nhà và quật đổ cây cối, gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng.

Ít nhất 42 người thiệt mạng tại tỉnh Uttar Pradesh phía Tây nước này. 36 người khác tử vong tại Agra, 3 người ở Bijnore, 2 người ở Saharanpur và 1 người ở Bareilly. Trận bão lớn bắt đầu từ 7h tối và kéo dài 2 giờ đồng hồ.

Theo quan chức bang Rajasthan, phần lớn các nạn nhân tử vong là do nhà bị đổ trong cơn bão.

Công ty cung cấp điện cho thành phố Alwar thông báo: “Hơn 100 cây xanh và 1.000 cột điện bị quật đổ. Cả thành phố chìm trong bóng tối. Chúng tôi phải mất ít nhất hai ngày để khôi phục điện lưới”.

Các trường học tư tại các thành phố bị ảnh hưởng do cơn bão cũng đã được lệnh đóng cửa.

Đến sáng 3/5, điện đã được cấp lại tại các thành phố Bhiwadi, Tapukda và Tijara.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Trái đất đang ngày càng

Trái đất đang ngày càng "nguy hiểm" và khó sống hơn

Theo báo Usa Today, nồng độ khí carbon dioxide (CO2) - loại khí là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, còn gọi là khí nhà kính, trong tháng 4 năm nay đã vừa đạt tới mức kỷ lục.

Đăng ngày: 08/05/2018
Nhựa có thể được tái chế rất nhiều lần

Nhựa có thể được tái chế rất nhiều lần

Thiết kế nhựa có thể dễ dàng tái sử dụng là một trong những cuộc tấn công chống lại vấn đề chất thải nhựa toàn cầu.

Đăng ngày: 07/05/2018
Khói và dung nham đỏ rực phun trào từ miệng núi lửa Hawaii

Khói và dung nham đỏ rực phun trào từ miệng núi lửa Hawaii

Núi lửa Kilauea bắt đầu phun trào sau hàng loạt trận động đất nhẹ xảy ra từ đầu tuần.

Đăng ngày: 05/05/2018
Video: Xuất hiện vòi rồng

Video: Xuất hiện vòi rồng "khủng" trên biển Phú Quốc

Cách đây vài giờ, tài khoản facebook Lê Xuân Thiều có đăng tải lên mạng một đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảnh một luồng xoáy khổng lồ xuất hiện giữa biển.

Đăng ngày: 02/05/2018
Động băng lớn nhất Trung Quốc không tan chảy vào mùa hè

Động băng lớn nhất Trung Quốc không tan chảy vào mùa hè

Động băng Ninh Vũ nằm trên dãy núi thuộc tỉnh Sơn Tây có quy mô lớn nhất Trung Quốc, theo Amusing Planet.

Đăng ngày: 28/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News