Bào chế vắc xin từ cây xanh, tại sao không?

Trước hết, các nhà khoa học ở Trung tâm sinh học John Innes tạo ra mã gen đóng vai trò “hướng dẫn” cho cây sản xuất vi khuẩn bại liệt. Tiếp đó, họ đưa mã gene vào vi khuẩn trong lòng đất để chúng thâm nhập vào cây.

Sau khi bị xâm nhập, cây sẽ đọc “mã hướng dẫn” và sản xuất ra các phần tử giả vi khuẩn (VLP) giống vi khuẩn bại liệt.

Những hạt VLP do cây sản xuất có cấu trúc vỏ ngoài hoàn toàn giống vi khuẩn bại liệt và có đẩy đủ các yếu tố để được hệ miễn dịch ghi nhớ, nhưng không có khả năng làm cơ thể nhiễm bệnh.

Khi được kiểm nghiệm trên động vật, những con vật được tiêm liều chứa VLP trên đã miễn nhiễm với căn bệnh bại liệt.

Hướng ứng dụng đa dạng

Dự án trên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp nguồn tài trợ với hy vọng tìm được vắc xin phòng bại liệt mới.

Bào chế vắc xin từ cây xanh, tại sao không?
Cây cùng họ với cây thuốc lá đã trở thành nhà máy sản xuất vắc xin phòng bại liệt. (Ảnh: AFP).

Bác sĩ Andrew Macam tại Viện Tiêu chuẩn vi sinh quốc gia của Anh, chia sẻ: “Vắc xin phòng bại liệt hiện giờ được sản xuất sử dụng rất nhiều vi khuẩn sống, nên có nguy cơ vi khuẩn vô tình thoát ra ngoài và gây ra bệnh”.

“Nghiên cứu này (sản xuất vắc-xin phòng bại liệt bằng cây xanh) đưa chúng ta lại gần hơn với việc thay thế vắc xin hiện tại, đưa ra một hướng giải quyết tiết kiệm, và hiệu quả” - ông Macam nhận định.

Các chuyên gia tin rằng đây là một khám phá ấn tượng và vô cùng quan trọng. Không chỉ phòng bại liệt, cách tiếp cận mới hy vọng sẽ là giải pháp của những bệnh dịch như Zika hay Ebola.

Giáo sư George Lomonossoff từ Trung tâm sinh học John Innes, chia sẻ trên đài BBC: “Nó là một công nghệ đầy hứa hẹn, và tôi hy vọng không lâu nữa chúng ta sẽ bắt đầu sản xuất vắc xin trong cây".

Cụ thể, các nhà khoa học chỉ cần có mã gene phù hợp để sản xuất vắc-xin phòng các loại vi khuẩn khác nhau.

Trước đó, thực vật cũng đã được sử dụng để sản xuất thuốc hỗ trợ điều trị ung thư. Ngoài ra, cây xanh cũng đang được sử dụng để phát triển vắc xin cảm cúm.

Rẻ nhưng chưa phổ biến

Lợi thế lớn nhất của cây là tốc độ tăng trưởng. Cây mọc lên nhanh và chỉ cần ánh nắng, đất, nước và khí cacbon để lớn lên. Như vậy, nó sẽ là giải pháp nhanh, tiết kiệm và ít cần đến công nghệ và máy móc.

Tuy nhiên, hướng tiếp cận này cũng có một số điểm yếu, như làm sao để sản xuất vắc xin theo số lượng lớn.

Thêm nữa, trong dự án sản xuất vắc xin bại liệt, các nhà khoa học đã sử dụng cây họ thuốc lá. Như vậy liệu trong vắc xin có chất gây nghiện nicotine hay không?

Bác sĩ Tarit Mukhopadhyay, giảng viên về vắc xin tại trường Đại học London, nhận định: “Những kết quả ban đầu đầy ấn tượng. Tuy nhiên, có rất ít nhà sản xuất vắc xin sử dụng thực vật và hầu như chưa có vắc xin cấp phép nào được sản xuất từ cây xanh”.

Ông Denis Murphy, giáo sư công nghệ sinh học tại Đại học South Wales, khẳng định: “Đây là một thành tựu quan trọng. Thách thức hiện nay là làm sao để tối ưu hóa và bắt đầu những thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin mới”.

Bệnh bại liệt có thể khiến bệnh nhân bị liệt vĩnh viễn. Mặc dù không còn xuất hiện ở nhiều nước, căn bệnh này vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Phát hiện tế bào não mới

Phát hiện tế bào não mới

Điều này sẽ giúp các nhà khoa học soạn ra “danh sách các bộ phận

Đăng ngày: 16/08/2017
Italy thực hiện ca cấy ghép thực quản nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Italy thực hiện ca cấy ghép thực quản nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Hai bác sỹ người Italy là Fabio Triolo và Saverio la Francesca đã tiến hành cấy ghép thực quản, hay còn gọi là ống thức ăn, trên một bệnh nhân ung thư 75 tuổi ở Mỹ cách đây 3 tháng.

Đăng ngày: 16/08/2017
Cái chết của cậu bé để lại 4 chữ

Cái chết của cậu bé để lại 4 chữ "T" giúp phát hiện căn bệnh nguy hiểm

Peter (Anh) qua đời ở tuổi 13 vì bệnh tiểu đường để lại phương pháp 4 chữ

Đăng ngày: 16/08/2017
Căn bệnh đáng sợ nhất thế giới tái bùng phát ở Mỹ

Căn bệnh đáng sợ nhất thế giới tái bùng phát ở Mỹ

Tờ Tin tức nhật báo New York đưa tin, giới chức y tế ở hai quận thuộc bang Arizona đã xác nhận, những con bọ chét địa phương mang bệnh dịch hạch.

Đăng ngày: 16/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News