Báo đen cực hiếm bị bắt gặp băng qua đường săn nai ở Ấn Độ
Một con báo đen siêu hiếm gần đây lộ diện trước ống kính camera khi nó đang băng qua đường để săn nai tại công viên quốc gia Ấn Độ.
Báo đen băng qua đường trong khi đi săn mồi ở công viên quốc gia Ấn Độ.
Nhiếp ảnh gia Anurag Gawande, 24 tuổi, vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy kẻ săn mồi cực kỳ quý hiếm. Con báo bước ra từ bụi cây tại công viên quốc gia Tadoba, Ấn Độ.
Báo đen khi đó đang lần theo dấu vết của một con nai.
Chàng trai 24 tuổi nói cuộc chạm trán với báo hoa mai đen là “độc nhất” và “giống như mò kim đáy bể”.
Phần lớn báo hoa mai có màu nâu hay nâu vàng nhạt với các đốm đen. Báo hoa mai sống trong rừng có màu lông tối hơn so với những cá thể trong môi trường sống khô cằn.
Khoảnh khắc chạm trán báo đen được nhiếp ảnh gia Anurag mô tả là độc nhất.
Báo hoa mai đen cực kỳ quý hiếm thực chất là một dạng đột biến gene lặn, khi sắc tố đen phát triển mạnh trên da và lông của con vật.
Các nhà nghiên cứu ước tính trên thế giới chỉ còn khoảng 2.000 báo hoa mai đen. Chúng sống chủ yếu trong môi trường tự nhiên ở Đông Nam Á, nơi các khu rừng nhiệt đới tạo ra nhiều bóng râm.
Ước tính chỉ có 2.000 báo đen sinh sống ở vùng hoang dã trên thế giới.
Sắc tố đen giúp báo hoa mai ngụy trang tốt hơn trong môi trường rừng rậm, giúp kẻ săn mồi cừ khôi này chiếm lợi thế khi đi săn.
Toàn thân màu đen cũng giúp con báo dễ dàng hơn trong việc đi săn ở khu vực rừng rậm.
Hồi tháng 8, một nhiếp ảnh gia Ấn Độ may mắn chụp lại khoảnh khắc con báo đen quý hiếm uống nước trong ao và rình mồi tại khu bảo tồn Radoba ở bang Maharashtra.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
