Báo động đỏ về đập chứa nước

Các chuyên gia quản lý nước và ngăn ngừa thảm họa của Thái Lan đang “đứng ngồi không yên”, sau khi hoãn tháo nước từ những con đập và rất có thể tái diễn trận ngập lụt kinh hoàng y như năm ngoái.

Trả lời phỏng vấn tờ Bangkok Post (Thái Lan) bằng điện thoại, Chủ tịch Trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia Thái Lan, ông Smith Dharmasaroja lo ngại, các cơ quan phụ trách vận hành đập phải tháo nước khẩn cấp từ những con đập để đảm bảo đủ sức chứa cho lưu lượng dòng chảy nước mới trong mùa mưa sắp tới.

Ông Smith cho hay, Thái Lan sẽ trải qua một đợt mưa lớn trong năm nay do hiện tượng thời tiết La Nina. “Chúng tôi đã phải lên phương án chuẩn bị sức chứa nước ở những con đập chủ chốt có mực nước thấp hơn sức chứa của đập 40%”, ông Smith nói.

Cục Tưới Hoàng gia Thái Lan (RID) hôm 10/1 cho biết, đập Bhumibol đang chứa khoảng trên 12, 3 tỷ m3 nước, tương đương 90% khả năng tích trữ nước của đập, trong khi đập Sirikit đã đạt 89%. Đáng báo động hơn là khả năng tích trữ nước ở hầu hết những con đập chính yếu nhất ở miền bắc, trung và đông bắc đang vượt quá 70% khả năng chứa nước.


Báo động đỏ về đập chứa nước ở Thái Lan. (Ảnh: Bangkok Post)

Cũng theo ông Smith, chính phủ Thái Lan cần lập kế hoạch phòng chống ngập lụt ngắn hạn để đề phòng tình trạng ngập lụt tái diễn như năm 2011.

Còn Bộ trưởng Bộ KH&CN Thái Lan Plodprasop Suraswadi cho rằng, mực nước tại hai đập Bhumibol và Sirikit là quá cao vì chỉ còn vài tháng nữa là tới mùa mưa. “Tôi dự kiến đi thị sát những con đập này để lý giải tại sao chúng lại chứa quá nhiều nước đến vậy”, ông Suraswadi nói.

Hai đập Bhumibol và Sirikit nằm ở tỉnh Tak và Uttaradit đang xả từ 40 - 55 triệu m3 nước mỗi ngày để cung ứng nước cho những vụ mùa lúa gạo. Mực nước dự trữ ở những con đập này sẽ đạt lưu lượng 40% vào thời điểm cuối mùa khô (tháng 4).

Lưu lượng nước tại những con đập chủ yếu là cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, vì lượng mưa nhiều và gây ra khối lượng nước lớn chảy vào vào những con đập. “Chúng tôi đang tháo nước từ những con đập cả vì mục đích nông nghiệp và tạo ra khoảng trống cho những dòng chảy mới”, ông Suraswadi nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News