Báo động rác thải nhựa ở Thái Bình Dương
Các nhà môi trường thực hiện chuyến thám hiểm biển đầu năm 2012 cho hay, rác thải nhựa ở Thái Bình Dương ngày càng nhiều hơn so với họ từng nghĩ trước đây.
>>> Rác trong Thái Bình Dương tăng gấp 100 lần
Theo hãng tin CNN, cuộc thám hiểm trên được thực hiện bởi ĐH Nam California (Mỹ) và hai nhóm phi lợi nhuận - Quỹ nghiên cứu biển Algalita và Viện 5 Gyres - có trụ sở tại bang California, Mỹ.
Các nhà môi trường của hai nhóm này đã chu du trên du thuyền Sea Dragon để “thu gom rác thải nhựa tổng hợp” từ quần đảo Marshall nằm ở phía tây Thái Bình Dương cho đến vùng biển phía bắc Thái Bình Dương.
Rác thải nhựa ở Thái Bình Dương tăng lên chóng mặt
Ngoài ra, mục đích của chuyến thám hiểm này còn nghiên cứu ảnh hưởng nghiêm trọng của rác thải nhựa đến sự sống sinh vật biển ở các khu vực biển thuộc Thái Bình Dương.
“Chúng tôi đã tìm thấy rất nhiều mảnh vụn rác thải nhựa, mỗi mảnh có kích thước tương đương một hạt gạo”, trưởng nhóm thám hiểm Marcus Eriksen, làm việc tại ĐH Nam California (Mỹ) nói trên CNN.
Ông Eriksen cho hay có rất nhiều nhúm rác nhựa vụn dày đặc trong biển, 10 nhúm, 20 nhúm và có khi đến 30 nhúm kéo lên được tại cùng một thời điểm. “Rác thải nhựa có khắp nơi trên đại dương”, ông Eriksen nhấn mạnh.
Rác thải nhựa còn tìm thấy trong dạ dày của một con cá Elagatis bipinnulata. (Ảnh: CNN)
Trong chuyến khởi hành lần thứ hai của nhóm thám hiểm này bắt đầu từ ngày 30/5/2012 từ vùng biển Tokyo đến Hawaii, họ còn xác định mật độ và độc tính từ các mảnh vụn rác thải nhựa trôi dạt đến do hậu quả của trận sóng thần Nhật Bản năm 2011.
Miriam Goldstein, giám đốc Viện nghiên cứu Scripps, bang California (Mỹ), người dẫn đầu cuộc thám hiểm biển tương tự vào năm 2009 cho hay số lượng rác thải nhựa ở Thái Bình Dương đã tăng gấp 100 lần trong 40 năm qua, hầu hết chúng bị phân mảnh và vì thế còn được gọi là “súp nhựa tổng hợp” ở đại dương.
Cô Goldstein nói trong một lần kéo lưới lên, số lượng rác thải nhựa có thể còn nhiều hơn hoặc tương đương với lượng cá con và mực ống đánh bắt được trong lưới.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
