Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia

Theo nghiên cứu, khu vực trung tâm của Bán đảo Younghusband (Australia) đang trong giai đoạn bị xói mòn bờ biển nghiêm trọng, thu hẹp 100m kể từ năm 1980 với tốc độ trung bình 1,9m mỗi năm.

Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia
Những cồn cát ven biển đang bị thu hẹp lại do nước biển xâm lấn. (Ảnh minh họa: TimeOut).

Theo nghiên cứu được công bố ngày 28/3 tại Australia, những cồn cát ven biển ở bang Nam Australia (SA) đang bị thu hẹp lại do nước biển xâm lấn, với tốc độ đáng báo động.

Trong nghiên cứu này, một nhóm nhà khoa học từ Phòng Thí nghiệm Hệ thống Bãi biển và Cồn cát (BEADS) thuộc Đại học Flinders ở bang trên đã tiến hành đo đạc Bán đảo Younghusband - cồn cát ven biển dài nhất của Australia có chiều dài 190km tại Công viên Quốc gia Coorong, nơi họ đã phát hiện ra sự thu hẹp nhanh chóng của cồn cát do bị nước biển làm xói mòn.

Kết quả cho thấy khu vực trung tâm của bán đảo này đang trong giai đoạn bị xói mòn bờ biển nghiêm trọng, thu hẹp 100m kể từ năm 1980 với tốc độ trung bình là 1,9m mỗi năm.

Theo bản mô tả chi tiết trong nghiên cứu trên, một cồn cát mới đã phát triển trong thời gian chưa đầy 5 năm trên Bán đảo Younghusband và đã mở rộng về phía đất liền hơn 100m trong vòng 8 năm.

Đồng tác giả của nghiên cứu trên Patrick Hesp nêu rõ: "Tốc độ thu hẹp này đặc biệt nhanh và nếu xu hướng này tiếp tục mở rộng về phía Bắc và phía Nam như hiện tại, nó sẽ thay đổi đáng kể hệ thống cồn cát của Công viên Coorong".

Theo ông Hesp, kết quả nghiên cứu nêu trên nên được coi là lời kêu gọi hành động để tăng cường nghiên cứu về các quá trình xảy ra ven biển, nhất là nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự gia tăng mực nước biển, biến đổi khí hậu trong tương lai và các hệ thống cồn cát ven biển.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Các thợ lặn khám phá một con tàu đắm SS Tasman ngoài khơi bờ biển Tasmania đã vô cùng ngạc nhiên khi họ phát hiện ra một con cá tay màu hồng cực kỳ quý hiếm.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất được biết đến ở bạch tuộc và mực từ 455 triệu đến 248 triệu năm trước - sớm hơn 180 triệu năm so với kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 30/03/2024
Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang

Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang "vua tốc độ" của thảo nguyên

Điều thực sự khiến loài cá này trở nên khác biệt là bởi hệ thống vô số những vây được sắp xếp chính xác dọc theo cơ thể.

Đăng ngày: 29/03/2024
Các nhà khoa học tái tạo loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học tái tạo loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Tại các phòng thí nghiệm trên khắp Florida (Mỹ), các nhà sinh vật học đang tiến hành tái tạo những rạn san hô nhằm ngăn chặn sự suy giảm về số lượng do bệnh dịch.

Đăng ngày: 28/03/2024
Nước biển ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh xuất hiện vệt đỏ lạ dài 3km

Nước biển ở huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh xuất hiện vệt đỏ lạ dài 3km

Người dân sống ven biển huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) phát hiện vệt nước biển chuyển màu đỏ đục, trải dài khoảng 3km.

Đăng ngày: 26/03/2024
Đáy đại dương đang bị xé toạc ngoài khơi Canada

Đáy đại dương đang bị xé toạc ngoài khơi Canada

Các hoạt động động đất ngoài khơi TP Vancouver - Canada gợi ý về sự ra đời của một lớp vỏ đại dương hoàn toàn mới.

Đăng ngày: 25/03/2024
Đòn hiểm giúp cá nhà táng đẩy lùi bầy cá voi sát thủ

Đòn hiểm giúp cá nhà táng đẩy lùi bầy cá voi sát thủ

Đàn cá nhà táng ngoài khơi Australia sử dụng một cơ chế tự vệ hiếm gặp để buộc bầy cá voi sát thủ đang tấn công chúng phải rút lui.

Đăng ngày: 25/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News