Bão Harvey thành ác mộng của Texas vì kẹt giữa hai khối khí

Bị giam chân ở khu vực bờ biển Texas do kẹt giữa hai khối áp cao, bão Harvey trút mưa lớn xuống bang Texas.

Thành phố Houston, Texas, Mỹ đang hứng chịu lụt thảm khốc khi bão nhiệt đới Harvey tiếp tục gây mưa lớn với lượng mưa ước tính tăng 40-65cm trong vài ngày tới, Gizmodo ngày 28/8 đưa tin.

Các cơn bão nhiệt đới được tiếp năng lượng nhờ các vùng khí ấm và ẩm của đại dương có xu hướng tan nhanh khi đổ bộ vào đất liền do tiếp xúc với các khối khí lạnh và khô hơn. Bão Harvey dù đã suy yếu so với thời điểm mạnh cấp 4 lúc đổ bộ Texas tối 25/8 vẫn đặc biệt nguy hiểm do đang chuyển một lượng mưa lớn từ biển vào đất liền.

Bão Harvey thành ác mộng của Texas vì kẹt giữa hai khối khí
Hai khối áp cao ở xung quanh khiến bão Harvey bị giam chân trong khu vực bờ biển Texas. (Ảnh: Weather.gov/NewOrlean).

"Gần như chưa từng có hệ thống bão nào vừa di chuyển chậm lại duy trì độ mạnh tối thiểu ở mức bão nhiệt đới dọc bờ biển Texas trong 5 ngày như vậy", hai nhà khí tượng học Jeff Masters và Bob Henson của Mỹ viết trên blog khoa học khí hậu và thời tiết.

Theo Phil Klotzbach, nhà khoa học khí quyển và chuyên gia bão nhiệt đới tại Đại học bang Colorado, Mỹ, bão Harvey đang bị kẹt giữa hai khu vực có áp suất cao hơn, một ở phía tây và một ở phía đông nam. "Sự kết hợp của hai khối áp này khiến bão Harvey chôn chân trong khu vực", Klotzbach nói.

Bão nhiệt đới đứng yên do các khối khí chi phối không phải là chuyện bất thường. Tuy nhiên, đặc điểm này kết hợp các yếu tố khác khiến bão Harvey thành cơn ác mộng. "Cơn bão này từng mạnh cấp 4, lại nằm rất gần đường bờ biển trong khi các khối áp cao nhiều khả năng sẽ tiếp tục tồn tại", Henson phân tích. "Có nghĩa là bão Harvey có thể kẹt trên bờ biển Texas trong nhiều ngày".

Việc nằm đủ gần Vịnh Mexico có thể là nguyên nhân khiến sức mạnh của bão Harvey tăng nhanh cuối tuần qua nhờ được bổ sung nguồn năng lượng và độ ẩm vô tận. Theo một số mô hình dự báo thời tiết, bão Harvey có thể quay ra biển trong vài ngày tới để nạp năng lượng trước khi đổ bộ trở lại vào đất liền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Xuất hiện đám mây lạ nghi chứa chất độc hóa học ở Anh

Xuất hiện đám mây lạ nghi chứa chất độc hóa học ở Anh

Cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân trong khu vực bị ảnh hưởng đóng chặt cửa trong nhà và những người khác ngừng di chuyển đến gần khu vực này.

Đăng ngày: 28/08/2017
Bão số 7 suy yếu thành áp thấp, từ chiều 28/8 Bắc Bộ có mưa diện rộng

Bão số 7 suy yếu thành áp thấp, từ chiều 28/8 Bắc Bộ có mưa diện rộng

Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7, sau đó hình thành một rãnh áp thấp qua Bắc Bộ nên từ chiều tối và đêm 28/8 đến hết ngày 31/8 ở Bắc Bộ có mưa diện rộng.

Đăng ngày: 28/08/2017
Bão mạnh nhất 12 năm gây

Bão mạnh nhất 12 năm gây "lũ lụt thảm khốc" ở Mỹ

Lũ lụt khiến hàng chục nghìn người dân phải rời bỏ nhà cửa và di dời đến nơi cao hơn để trú ngụ.

Đăng ngày: 28/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News