Báo hoa mai con nhanh trí trèo vội lên cây trốn linh cẩu
Vắng mẹ, báo hoa mai con xoay xở thoát khỏi kẻ thù trong gang tấc nhờ di chuyển khéo léo.
Moosa Varachia ghi hình cuộc đụng độ giữa báo hoa mai 11 tháng tuổi và một con linh cẩu đói bụng trong công viên quốc gia Kruger, Nam Phi, Latest Sightings hôm 2/11 đưa tin. Linh cẩu nằm trong một nhóm gồm 4 thành viên đi ngang qua nơi ẩn nấp của báo hoa mai con. Con vật nhỏ trốn trong bụi cây còn báo mẹ ra ngoài săn mồi để mang thức ăn về.
"Chúng tôi vừa ngắm một con báo hoa mai đực tại hồ Nwaswitshaka và chuẩn bị lái xe về phía cổng, kết thúc ngày tham quan. Khi dừng lại trên đường S1, thấy con báo hoa mai con nấp trong bụi rậm, chúng tôi chụp vài bức ảnh, quay video và chuẩn bị rời đi", Moosa kể lại.
Con linh cẩu tiến lại gần chỗ con báo con nấp trong bụi rậm.
Đúng lúc đó, Moosa phát hiện một nhóm linh cẩu đang bước tới. Anh cho rằng có thể báo hoa mai con sẽ gặp chuyện không may. Video cho thấy linh cẩu đánh hơi được mùi của báo hoa mai, lần theo và phát hiện ra nó. Con vật nhỏ nhận ra chỗ ẩn nấp bị lộ và báo mẹ không ở gần đây để bảo vệ mình. Nó nhanh chóng chạy trốn nhưng chưa thể đạt được tốc độ như báo hoa mai trưởng thành.
Linh cẩu, với chiều dài cơ thể ước lượng là 1,5m, chiều cao tính đến vai là 1m, cân nặng 45kg và tốc độ khoảng 64 km/h, sẽ dễ dạng hạ gục báo hoa mai con nếu bắt được. Tuy nhiên, con vật nhỏ nhìn thấy một cái cây gần đó. Nó nỗ lực chạy trước linh cẩu một đoạn ngắn rồi nhanh chóng leo lên, thoát nạn trong gang tấc. "Tôi cực kỳ phấn khích khi thấy báo con sống sót", Moosa chia sẻ.
Báo hoa mai (Panthera pardus) là loài mèo lớn phân bố ở khu vực châu Phi hạ Sahara, đông bắc châu Phi, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng thường sống đơn độc, trừ thời điểm giao phối và nuôi con. Con mồi của chúng gồm linh dương, hươu, lợn rừng, thỏ, cá, chim và một số sinh vật khác. Báo hoa mai giỏi leo trèo và có thể nhảy cao tới 3m.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
