Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết

Ít nhất 1 người thiệt mạng khi bão Kammuri đổ bộ vào đảo chính Luzon, đảo đông dân nhất và lớn nhất của Philippines vào cuối ngày 2/12.

Theo Hãng tin Bloomberg, ít nhất 1 người thiệt mạng và người dân tại nhiều tỉnh sơ tán khi bão Kammuri - Philippines gọi là bão Tisoy - đổ bộ vào đảo chính Luzon của Philippines. Bão Kammuri đổ bộ vào Gubat, tỉnh Sorsogon (thuộc khu vực Bicol, phía nam đảo Luzon) vào lúc 23h tối 2/12.

Cơ quan dự báo thời tiết Philippines cuối ngày 2-12 cho biết bão Kammuri đang tiếp tục mạnh lên, với sức gió 175km/h ở vùng gần tâm bão và giật tới 240 km/h. Cơn bão đang di chuyển về hướng tây với tốc độ 15km/h, theo trang Inquirer.

Hơn 50 khu vực hiện nằm trong tín hiệu bão số 3 - cấp cao thứ 3 trong hệ thống cảnh báo bão 5 cấp của Philippines - sau khi bão Kammuri đổ bộ vào tỉnh Sorsogon tối 2-12. Với mức cảnh báo số 3, gió (khoảng từ 121 - 170 km/h) đủ mạnh để quật ngã những hàng dừa, gây thiệt hại cho mùa màng và dự kiến kéo dài trong 18 giờ.

Trong khi đó, khu vực khủ đô Manila và gần 100 khu vực khác thuộc đảo Luzon và quần đảo Visayas hiện nhận tín hiệu cảnh báo bão số 2. Mưa lớn và gió mạnh được dự báo diễn ra tại thủ đô Manila trong sáng nay (3/12).


Bão Kammuri mang theo mưa lớn và gió mạnh tấn công Philippines - (Ảnh: AFP).

Đây là cơn bão thứ 20 tấn công Philippines trong năm nay. Bão Kammuri đang di chuyển theo tuyến đường tương tự bão Rammasun hồi tháng 7/2014, khiến 106 người thiệt mạng tại quốc gia Đông Nam Á này và gây thiệt hại về tài sản trị giá 38,6 tỉ peso (759 triệu USD).

Một số báo cáo cho biết hàng chục ngàn người dân đã được sơ tán. Tuy nhiên, nhà chức trách địa phương cho biết hơn 217.000 người đã rời bỏ nhà cửa tại hàng chục tỉnh ở khu vực Bicol, miền trung Philippines, với nhiều người dân đang trú tránh tại các trung tâm sơ tán.

Theo Bộ Giao thông vận tải Philippines, sân bay Manila sẽ đóng cửa từ 11h sáng 3/12 tới 23h tối cùng ngày để đối phó với bão Kammuri. Các hãng hàng không Philippine Airlines, Cebu Air và AirAsia Group đã ngừng hơn 380 chuyến bay. Bão Kammuri được dự báo cũng sẽ ảnh hưởng tới SEA Games 30 đang diễn ra tại Philippines.

"Chúng tôi hi vọng sẽ không có bất kỳ thiệt hại nào. Nhưng căn cứ vào sức mạnh của bão Kammuri, chúng tôi không thể nào tránh được điều đó. Chúng tôi đã sơ tán người dân trước tại những khu vực mà bão trực tiếp đi qua" - ông Mark Timbal, người phát ngôn Cơ quan thảm họa quốc gia Philippines, cho biết.

Trung bình Philippines hứng chịu 20 cơn bão nhiệt đới mỗi năm, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Cơn bão chết chóc nhất được ghi nhận tại nước này là siêu bão Haiyan, khiến hơn 7.300 người thiệt mạng hoặc mất tích hồi năm 2013.

Theo Đài CNN, bão Kammuri sẽ quét qua khu vực miền trung Philippines và phía nam đảo Luzon trong hơn 24 giờ trước khi di chuyển ra Biển Đông vào sáng sớm 4-12.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 3/12, vị trí tâm bão Kammuri ở vào khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 123,5 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực miền Trung Philippines.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 350km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và đi vào Biển Đông. Đến 1h ngày 4-12, vị trí tâm bão ở khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 630km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/h), giật cấp 15.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News