Siêu bão Kammuri tấn công Philippines với sức gió 200km/h

Dự báo ngày 29/11 cho thấy bão Kammuri sẽ đổ bộ miền trung Philippines với sức gió xấp xỉ 200km/h. Các thành phố tổ chức SEA Games 30 nằm trong vùng ảnh hưởng của bão.

Ngày 29/11, Cơ quan dự báo Khí tượng Thủy văn Philippines đưa tin bão Kammuri đã đạt sức gió 140 km/h. Tâm bão trưa cùng ngày cách đảo Luzon (Philippines) dưới 1.400 km. So với 24 giờ trước, bão đã mạnh lên đáng kể.

Trong ngày, bão có xu hướng ít dịch chuyển và liên tục mạnh lên. Sáng 30/11, tâm bão nằm cách đảo Luzon khoảng 1.200 km về phía đông nam với sức gió mạnh đến 145 km/h.

Theo cơ quan khí tượng Nhật Bản, trong 72 giờ tiếp theo, bão Kammuri hướng vào miền trung Philippines với vận tốc 10-20 km/h và mạnh lên thành siêu bão vào ngày 2/12. Cường độ gió tối đa bão có thể đạt được tương đương cấp 16-17, giật cấp 19. Ngay sau đó, bão suy giảm cấp nhưng vẫn được cảnh báo ở mức rất mạnh.

Trong khi đó, cơ quan khí tượng Hong Kong cho rằng sức gió tối đa của cơn bão này có thể đạt đến 205 km/h và ít suy giảm cho đến khi tiến vào đất liền.


Hình ảnh đường đi của bão Kammuri của cơ quan khí tượng Philippines và Hong Kong cho thấy bão có thể đổ bộ vào đất liền Philippines trong ngày 3/12.

Các mô hình dự báo đều cho thấy bão sẽ đi vào đất liền Philippines trong ngày 3/12, ba ngày sau lễ khai mạc của đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á, SEA Games 30. Tại thời điểm đổ bộ, cường độ gió có thể mạnh đến 195 km/h, tương đương cấp 15, giật cấp 17.

Cơ quan Khí tượng Hong Kong nhận định vùng ảnh hưởng do bão sẽ rộng khắp phía bắc Philippines. Một số thành phố diễn ra SEA Games 30 như Manila, Tagaytay, New Clark City, Subi cũng nằm trong các khu vực bị ảnh hưởng.

Ngày bão đổ bộ đất liền, môn bóng đá nam có 3 trận đấu, trong đó có cặp U22 Việt Nam gặp Singapore.

Theo đồ họa mô phỏng đường đi của bão Kammuri, sau khi quét qua đất liền Philippines, bão không suy yếu ngay thành áp thấp nhiệt đới mà tiếp tục di chuyển vào Biển Đông trong ngày 4/12. Lúc này, cường độ gió giảm còn 130 km/h.

Hiện, cơ quan khí tượng khu vực đưa ra cảnh báo ảnh hưởng của bão Kammuri sẽ gây mưa lớn cho khu vực đảo Luzon và phía đông quần đảo Visayas. Một số nơi có cảnh báo xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong những ngày tới, khi bão tiến gần vào đất liền Philippines.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News