Bão Mirinae hướng vào đồng bằng Bắc Bộ

Bão Mirinae có xu hướng lệch nhiều về phía tây, dự kiến đi vào đồng bằng Bắc Bộ tối nay, gây mưa lớn với tổng lượng 100-200 mm. Hà Nội có khả năng ngập.

Vượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), sáng nay bão Mirinae đã vào vịnh Bắc Bộ. Lúc 8h, tâm bão cách bờ biển các tỉnh Thái Bình - Ninh Bình 230 km về phía đông nam với sức gió mạnh nhất 90km/h, tương đương cấp 8-9.

So với dự báo chiều qua, Mirinae có chút thay đổi về hướng, lệch nhiều về phía tây. Với tốc độ khoảng 15-20 km/h, đến 19h bão trên vùng biển các tỉnh Hải Phòng - Thanh Hóa và giữ nguyên cường độ.

"Như vậy tối và đêm nay, vùng tâm bão sẽ đi vào đồng bằng Bắc Bộ, thay vì hướng lên Quảng Ninh - Hải Phòng, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới", Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương nhận định.


Bão số 1 khả năng sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. (Ảnh: NCHMF).

Đến 7h sáng 28/7, tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ, sức gió 40-50km/h, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ có mưa to, với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-300mm, có nơi trên 400mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo vùng núi cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất; còn khu vực Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Việt Bắc đề phòng ngập úng ở vùng trũng.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai sáng nay đã phát đi công điện khẩn yêu cầu các tỉnh ven biển từ Nam Định đến Quảng Ninh triển khai các công việc ứng phó với bão trước 12h ngày 27/7. Địa phương cần kêu gọi tàu thuyền hoạt động trong vịnh Bắc Bộ, hướng dẫn sắp xếp neo đậu an toàn cho phương tiện về bến, tổ chức sơ tán dân trên lồng bè, chòi canh.

Đối với trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Ban chỉ đạo yêu cầu các địa phương cần chủ động việc tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho diện tích hoa màu mới gieo trồng. Khu vực này cũng cần kiểm tra an toàn đập, vận hành cửa van, xả nước để đảm bảo an toàn hồ chứa.

Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên, đến 6h hôm nay đã thông báo, hướng dẫn neo đậu cho gần 62.000 tàu, lồng bè với hơn 270.000 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động trú tránh và di chuyển vào bờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News