Bão Sanba đổ bộ Philippines, khả năng suy yếu trên biển Đông

Đài quốc tế dự báo ngày 16/2 bão Sanba sẽ tan trên biển Đông, trong khi đài Việt Nam cho rằng vẫn giữ cấp 8.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, 7h hôm nay tâm bão Sanba trên bờ biển miền nam Philippines, sức gió tối đa 75km/giờ, cấp 8. Thay vì theo hướng tây như dự báo hôm qua, bão đã chếch lên hướng tây tây bắc.

Dự báo, hôm nay Sanba hoành hành ở miền nam Philippines, đến 7h sáng mai chỉ cách đảo Palawan (Philippines) khoảng 210km về phía đông, giữ cấp 8, giật tăng ba cấp. Đến ngày 15/2 (30 Tết), bão cách đảo Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 450km về phía đông đông bắc, mạnh cấp 8.

Bão Sanba đổ bộ Philippines, khả năng suy yếu trên biển Đông
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Sanba. (Ảnh: NCHMF).

Một ngày sau (16/2), do tác động của không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, nhiệt độ biển Đông chỉ dưới 26, đài Hong Kong dự báo bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sức gió tối đa còn 55km/giờ. Đài TSR của Đại học London (Anh) dự báo sau khi vượt qua miền nam Philippines, bão xuống biển và giảm còn dưới 63km/giờ, khoảng cấp 7.

Trong khi đó bản tin phát lúc 9h sáng nay đài Việt Nam dự báo đến 7h ngày 16/2, tâm bão cách bờ biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận khoảng 500 \km về phía đông đông nam, sức gió tối đa 75km/giờ, cấp 8, giật tăng ba cấp.

Bão Sanba đổ bộ Philippines, khả năng suy yếu trên biển Đông
Dự báo của đài Hong Kong sáng 13/2.

Ngày 12/2, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai có công điện gửi các bộ Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông và các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang đề nghị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Sanba, chủ động biện pháp phòng tránh.

Công điện nêu rõ, hiếm khi xảy ra bão vào dịp Tết Nguyên đán nên người dân dễ có tâm lý lơ là. Văn phòng Ban chỉ đạo đề nghị các địa phương thông báo cho chủ tàu thuyền biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh; trực ban nghiêm túc 24/24h và sẵn sàng phương tiện cứu hộ khi có yêu cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Lăng Taj Mahal chuyển thành màu vàng vì một lý do cực kỳ đáng ngại

Lăng Taj Mahal chuyển thành màu vàng vì một lý do cực kỳ đáng ngại

Với những người am hiểu lịch sử thế giới, họ sẽ chẳng lạ gì cái tên Taj Mahal. Đây là tên một lăng mộ tại Agra (Ấn Độ) và hiện đã được xếp vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO.

Đăng ngày: 13/02/2018
Những cột sáng rực rỡ xuyên thẳng lên trời giống UFO xuất hiện

Những cột sáng rực rỡ xuyên thẳng lên trời giống UFO xuất hiện

Nhiếp ảnh gia Ray Majoran ghi hình những cột sáng vươn thẳng từ mặt đất lên không trung ở ngoài nhà riêng tại Ontario, Canada, Business Insider hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 12/02/2018
Khám phá những hiện tượng băng tuyết kỳ thú

Khám phá những hiện tượng băng tuyết kỳ thú

Nhiều người không thích mùa đông - nhiệt độ lạnh, khó lái xe và suốt ngày phải ru rú trong nhà. Đúng là mùa hè rất rực rỡ, nhưng mùa đông có thể tạo ra những hiện tượng băng tuyết kỳ thú không kém.

Đăng ngày: 12/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News