Bão Sarika sẽ đổ bộ vào Việt Nam

Đi sượt qua đảo Hải Nam (Trung Quốc), bão Sarika dự kiến đi vào vịnh Bắc Bộ ngày 19/10, tiếp cận đất liền Việt Nam và có thể trở thành cơn bão mạnh nhất trong vài năm gần đây với cấp 12.

Lúc 16h ngày 16/10, bão Sarika cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 620 km, sức gió tối đa 150 km/h, tương đương cấp 13, giảm một cấp so với sáng cùng ngày.

Với tốc độ 20-25 km/h và theo hướng tây, ngày 17/10 bão áp sát quần đảo Hoàng Sa, gây gió mạnh cấp 6 cho tàu thuyền trong khoảng bắc vĩ tuyến 14 và phía đông kinh tuyến 110,5.


Dự báo đường đi của bão lúc 14h của Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn trung ương. (Ảnh: NCHMF).

Di chuyển nhanh với hoàn lưu rộng, đến 18/10, bão tiến sát đảo Hải Nam (Trung Quốc), sau đó đi vào vịnh Bắc Bộ ngày 19/10 với cấp gió 12. Các mô hình dự báo thế giới có nhận định tương tự.

Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, Sarika có thể giữ cường độ này hoặc giảm 1-2 cấp khi vào đất liền Việt Nam, phạm vi ảnh hưởng từ các tỉnh Đông Bắc tới Trung Trung Bộ.

Trung tâm đưa ra hai khả năng bão đổ bộ là đồng bằng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ. và Bắc Trung Bộ - Trung Trung Bộ. "Đây có thể là cơn bão nguy hiểm và mạnh nhất trong vài năm gần đây vào Việt Nam", ông Cường nhận định.

Cơ quan khí tượng cảnh báo Sarika gây mưa từ vùng Đông Bắc đến Bắc Trung Bộ khoảng 200-300 mm. Đây là thời điểm triều cường lớn nhất trong năm nên có thể gây nước dâng 2 m ở vùng ven biển.


Đài quốc tế dự báo đường đi của bão Sarika. (Ảnh: Vnbaolut).

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai chiều 16/10, đại diện các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế cho biết đã huy động lực lượng khắc phục và ổn định đời sống do hậu quả đợt mưa lũ vừa qua. Tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo tập trung thu hoạch lúa màu, tiêu nước chống úng. Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn đã sẵn sàng lực lượng giúp miền Trung và ứng phó với Sarika.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ từ áp thấp nhiệt đới 3 ngày qua, tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích, không cho người dân đi qua nơi giao thông nguy hiểm, không để hộ dân bị đói.

Với bão Sarika, cho rằng đây là cơn bão mạnh, phạm vi ảnh hưởng rất rộng, từ Khánh Hòa trở ra Quảng Ninh, lại kết hợp với nhiều hình thái thời tiết khác, nên ông Cường yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó ở mức cao nhất.

Sarika là cơn bão thứ 7 ở biển Đông trong mùa mưa bão năm nay. Trước đó 6 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có nhiều cơn đổ bộ vào Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề.

Sau Sarika, ngoài khơi Philippines xuất hiện bão Haima và có khả năng vào biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam. Do tác động của La Nina yếu, 3 tháng cuối năm khả năng bão lũ xuất hiện nhiều hơn, tháng 10-11 sẽ tập trung ở miền Trung.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News