Bão số 3 (Yagi) mạnh lên thành siêu bão, khi nào đổ bộ?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (5/9), bão số 3 (bão Yagi) tiếp tục mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).


Hình ảnh vệ tinh về siêu bão Yagi. (Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Hồi 10h, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 490km về phía đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 10km/h.

Dự báo diễn biến bão trong 24 đến 72 giờ tới như sau:


Khoảng 10h sáng 6/9, bão số 3 cách Quảng Ninh tầm 550km.

Do tác động của bão số 3, trên biển: Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ khoảng trưa ngày 6/9, vùng biển phía đông của Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.

Từ đêm 6/9, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Trên đất liền: Từ gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11.

Sóng biển: Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m. Biển động dữ dội.

Từ chiều ngày 6/9, khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4m, sau tăng lên 3-5m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8m.

Từ gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m.

Ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5-1,8m (vào chiều và đêm ngày 7/9) và nước rút do bão cao từ 0,5-1m (vào sáng ngày 7/9).

Các khu vực neo đậu tầu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.

Mưa lớn: Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và giông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Giông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra giông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 - 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 - 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Siêu bão có sức phá hoại cực kỳ lớn, sóng biển cực kỳ mạnh, có thể đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.

Bão Yagi sẽ ảnh hưởng mạnh đến những tỉnh nào?

Dự báo bão số 3 có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ ở cường độ rất mạnh, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình.

Để chủ động ứng phó với bão số 3, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra nghiêm túc triển khai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ứng trực 24/24 giờ.

Giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó trong trường hợp có sự cố xảy ra, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News