Bão số 4 tăng lên cấp 11, tiến vào vịnh Bắc Bộ

Sáng sớm nay (16/8), bão số 4 đã vượt qua bán đảo Lôi Châu và đi vào phía Đông vịnh Bắc Bộ.

Hồi 04 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, cách Móng Cái 210km, cách Thái Bình 320km, cách Vinh 450km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 110km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 04 giờ ngày 17/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở vịnh Bắc Bộ có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô từ sáng nay có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 2-4m, biển động rất mạnh.

Bão số 4 tăng lên cấp 11, tiến vào vịnh Bắc Bộ
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4.

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên): toàn bộ vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (Bắc vĩ tuyến 19,0 độ Vĩ Bắc).

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km; từ nửa đêm nay đến trưa mai (17/8), vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An, sau đó bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 16 giờ ngày 17/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Thanh Hóa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 60km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão, từ đêm nay trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An có gió mạnh dần lên cấp 6, từ sáng sớm mai tăng lên cấp 7, giật cấp 9; riêng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Thanh Hóa có gió bão mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

Cảnh báo mưa lớn: Từ nay đến ngày 18/8 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to (lượng mưa 250-350mm/đợt), trọng tâm mưa rất to tập trung ở khu vực Đông Bắc, đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An; riêng Hòa Bình, Thanh Hóa có khả năng mưa đặc biệt to (400-500mm/đợt). Hà Nội có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 200-300mm/đợt).

Từ ngày 16-18/8, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long từ 2-4m, các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An từ 3-6m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Đà và vùng hạ lưu sông Mã lên mức BĐ1- BĐ2; sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, vùng thượng lưu sông Mã có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, riêng sông Bưởi lên mức BĐ3 và trên BĐ3; thượng lưu sông Thái Bình ở mức BĐ1.

Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đặc biệt tại các tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An. Ngập úng tại các vùng trũng, thấp và các đô thị thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An.

Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất: cấp 2.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên trong ngày và đêm nay (16/8), ở khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau tiếp tục có gió Tây Nam mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao từ 2-4m; biển động mạnh.

Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh, sóng lớn ở vùng biển phía Nam: cấp 1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Bão Bebinca có thể đổ bộ vào khu vực Hải Phòng - Nghệ An

Bão Bebinca có thể đổ bộ vào khu vực Hải Phòng - Nghệ An

Do đổi hướng từ Đông sang Tây và di chuyển chậm, 7h sáng nay Bebinca vẫn ở trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), sức gió tối đa 90km/h, cấp 9, giật tăng hai cấp.

Đăng ngày: 15/08/2018
Đường đi “kỳ dị” của bão số 4

Đường đi “kỳ dị” của bão số 4

Theo trang dự báo Windy, hướng đi của bão số 4 từ khi hình thành trên Áp thấp nhiệt đới có diễn biến khó lường, đổi hướng liên tục.

Đăng ngày: 15/08/2018
Bão số 4 đổi hướng và mạnh dần lên

Bão số 4 đổi hướng và mạnh dần lên

Hồi 04 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Đăng ngày: 15/08/2018
Sóng rác liên tục ập vào bờ biển Philippines

Sóng rác liên tục ập vào bờ biển Philippines

Các thành viên của tổ chức Bedan Environmental Philosophers (Bepo) và Bộ Công trình công cộng và Đường cao tốc Philippines tiến hành dọn dẹp vịnh Manila, Sun hôm 13/8 đưa tin

Đăng ngày: 14/08/2018
Tại sao rác nhựa lại khó phân hủy đến thế nhỉ?

Tại sao rác nhựa lại khó phân hủy đến thế nhỉ?

Biết được câu trả lời, bạn sẽ hiểu tại sao dù mất rất nhiều công sức mà con người vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu nhằm xử lý loại rác gây ô nhiễm bậc nhất này.

Đăng ngày: 14/08/2018
Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn

Biển kín lớn thứ 4 thế giới biến mất hoàn toàn, trơ đáy khô cằn

Vùng đất này từng là thị trấn cảng tấp nập cạnh biển Aral, nhưng biển đã cạn sạch hoàn toàn để lại cho cư dân những thảm họa về mặt sinh thái.

Đăng ngày: 14/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News