Bão số 7 hướng vào Thái Bình - Nghệ An

Thái Bình - Nghệ An sẽ là tâm điểm bão số 7 đổ bộ trong 12 giờ tới. Hoàn lưu bão gây ra mưa rất lớn cho đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 14/10.

Rạng sáng 14/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 7 đã tiến vào vịnh Bắc Bộ. Lúc 4h, tâm bão cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 70km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.

Trên đảo Bạch Long Vĩ, sức gió quan trắc được mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Cô Tô có gió cấp 6, giật cấp 8 từ rạng sáng nay (14/10).

Trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20 km/h và đi vào đất liền các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất cấp 7-8, giật cấp 10.

Cơ quan khí tượng nhận định bão có thể đổ bộ vào trưa 14/10. Ngay sau đó, bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.


Ngoài bão số 7 chuẩn bị vào đất liền, một áp thấp nhiệt đới khác sẽ đi vào Biển Đông những giờ tới. (Ảnh: Hệ thống giám sát thiên tai).

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Thanh Hóa có nước dâng cao 0,5 m.

Từ sáng nay (14/10), gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 xuất hiện trên đất liền ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Riêng khu vực Nam Định và Nghệ An, gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10.

Bão số 7 kết hợp với không khí lạnh cũng tạo ra một tổ hợp hình thái xấu gây mưa lớn diện rộng cho đồng bằng và ven biển Bắc Bộ. Ngoài ra, các tỉnh cũng nằm trong vùng trọng tâm của mưa lớn gồm: Hòa Bình, phía nam Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Thanh Hóa và Nghệ An.

Mưa kéo dài liên tục từ nay đến ngày 16/10 với tổng lượng phổ biến 200-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm. Những nơi không nằm trong vùng ảnh hưởng trọng tâm của bão, lượng mưa dao động 50-150 mm.

Ngoài bão số 7 chuẩn bị đổ bộ đất liền, cơ quan khí tượng cho biết một áp thấp nhiệt đới khác cũng vừa hình thành gần Biển Đông. Hiện, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên bờ biển phía đông miền trung Philippines. Trong 24 giờ tới, hình thái này sẽ đi vào Biển Đông với vận tốc 25 km/h.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News