Bão số 7 tăng 2 cấp khi vào biển Đông

8h ngày 16/10, bão Sarika đã vượt qua đảo Luzon (Philippines) vào biển Đông với sức gió tối đa 165 km/h (cấp 14), tăng 2 cấp so với tối qua và đang thẳng tiến đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, sau khi hoành hành ở quần đảo Luzon của Philippines với sức gió 185 km/h (cấp 15), 8h ngày 16/10 bão đã vào biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm ở vùng biển này. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt 165 km/giờ (cấp 14), giật cấp 16-17.


Bão Sarika hình thành ngày 13/7, khi vào biển Đông mạnh cấp 14. (Ảnh: NCHMF).

Trong 24 giờ tới, bão sẽ theo hướng tây tây bắc, tốc độ khoảng 20-25 km/h và đến 7h ngày 17/10 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km. Cường độ bão duy trì cấp 14, giật tăng 2-3 cấp. Vùng nguy hiểm (gió mạnh từ cấp 6 trở lên) được xác định là phía bắc vĩ tuyến 140 và phía đông kinh tuyến 1120. Vùng gió mạnh từ cấp 8 trở lên phía bắc vĩ tuyến 150 và phía đông kinh tuyến 1130.

Dự báo xa 2 ngày tới, bão theo hướng tây tây bắc, đi chậm hơn còn khoảng 15-20 km/h và đến 7h ngày 18/10 ở vùng biển phía tây bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 14. Khả năng ngày 19/10 bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh bắc miền Trung.

Nhận định của cơ quan khí tượng Việt Nam tương đồng với các đài quốc tế như TSR của Đại học London (Anh), đài Nhật Bản và Hong Kong. Các đài này đều dự báo do đường đi có chút thay đổi so với hôm qua nên thời gian bão vào Việt Nam có thể muộn hơn, khoảng ngày 19/10.


Hai cơn bão có cùng hướng di chuyển. (Ảnh: Vnbaolut.)

Trong khi đó cơn bão Haima ở phía đông Philippines đang có dấu hiệu mạnh lên, tiến về quần đảo này. Từ đầu mùa mưa bão đến nay, đã có 7 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có nhiều cơn đổ bộ vào Việt Nam, gây thiệt hại nặng nề.

Dự báo do ảnh hưởng của La Nina yếu, 3 tháng cuối năm khả năng bão lũ xuất hiện nhiều hơn, tháng 10-11 sẽ tập trung ở miền Trung.

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã đề nghị các tỉnh từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Sarika, thông báo cho chủ tàu thuyền biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News