Bão số 7 vào Quảng Ninh, Hà Nội đề phòng gió giật

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7, đến 04 giờ ngày 19/10 tại trạm đảo Bạch Long Vĩ đo được gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; Uông Bí, Bãi Cháy gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, Cẩm Phả gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Mẫu Sơn gió mạnh cấp 8, giật cấp 11.

Hồi 04 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 11-12.

Dự báo trong khoảng 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10-11.


Hướng đi của bão Sarika.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc mỗi giờ đi được 10km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 20/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,8 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7-8.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão ở Bắc Vịnh Bắc Bộ, các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; riêng Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 11-12. Sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh. Ở Nam Vịnh Bắc Bộ (vùng biển từ Thanh Hóa đến Quảng Trị) có gió giật mạnh cấp 6-8. Trên đất liền các tỉnh Hải Phòng, Đông Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; Quảng Ninh gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Cảnh báo trong ngày và đêm nay (19/10) sẽ xuất hiện mưa vừa, mưa to trên khu vực các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, riêng Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn: 150-250mm/cả đợt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News