Bảo tàng Thiên văn học lớn nhất thế giới tại Thượng Hải có gì đặc biệt?
Bảo tàng Thiên văn Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 18/7 chính thức đón công chúng tới thăm quan và trải nghiệm. Kiến trúc độc đáo từ cảm hứng từ thiên văn, các trưng bày hấp dẫn tại bảo tàng thiên văn có quy mô lớn nhất thế giới này thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ.
Có diện tích khoảng 58.600m2, bảo tàng Thiên văn Thượng Hải nằm trong Đặc khu Thương mại Tự do Thí điểm Lingang của Thượng Hải. Đây là một chi nhánh của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Thượng Hải.
Thiết kế lấy cảm hứng từ thiên văn của Bảo tàng Thiên văn học Thượng Hải nhìn từ trên cao. (Ảnh: CNN)
Công ty Ennead Architects của Mỹ, công ty đã giành chiến thắng trong một cuộc thi quốc tế về thiết kế tòa nhà vào năm 2014, đã lên ý tưởng và thiết kế Bảo tàng đặc biệt này.
Bảo tàng Thiên văn học Thượng Hải, bảo tàng có quy mô lớn nhất thế giới đã chính thức hoạt động từ ngày 17/7, và đón công chúng thăm quan từ ngày 18/7. (Ảnh: Xinhua)
"Chúng tôi thực sự nghĩ rằng, chúng tôi có thể tận dụng kiến trúc để mang lại tác động đáng kinh ngạc cho toàn bộ trải nghiệm này", nhà thiết kế chính và đối tác của bảo tàng, ông Thomas J. Wong cho biết. “Tòa nhà được coi là hiện thân của ... kiến trúc lấy cảm hứng từ thiên văn”.
Bảo tàng Thiên văn học lớn nhất thế giới này có hình dạng đường cong phức tạp được thiết kế để phản ánh hình học không gian của vũ trụ. Thay vì những đường thẳng hoặc góc vuông như các công trình thông thường, công trình này gồm ba phần vòng cung chồng lên nhau để thể hiện quỹ đạo của các thiên thể tương ứng là mặt trời, mặt trăng và các vì sao.
Những đường cong trong thiết kế để chứng minh rằng mọi thứ trong vũ trụ đều chuyển động liên tục. (Ảnh: XINHUA).
Bằng cách bỏ qua các bức tường thẳng, Wong và nhóm thiết kế của ông muốn thể hiện rằng mọi thứ trong vũ trụ đều chuyển động liên tục và bị chi phối bởi một loạt các lực.
Kính thực tế ảo như một đồng hồ mặt trời đặt ngay sảnh chính của lối vào. (Ảnh: T+L) .
Khi tới bảo tàng, đầu tiên du khách sẽ bắt gặp một kính thực tế ảo khổng lồ, mở ra phía trên lối vào chính. Kính thực tế ảo này hoạt động như một chiếc đồng hồ mặt trời, tạo ra một vòng tròn ánh sáng mặt trời chiếu khắp sàn nhà suốt cả ngày, chỉ báo mùa và thời gian trong ngày.
Khối cầu khổng lồ có một phần nhô ra khỏi mái và phần dưới như lơ lửng trong tòa nhà. (Ảnh: CHINADAILY).
Tiếp theo là nhà hát cung thiên văn nằm trong một khối cầu khổng lồ và nhô ra khỏi mái của tòa nhà như một mặt trăng. Phần dưới của cấu trúc khổng lồ dường như lơ lửng không trọng lượng, bên dưới nó có những hành lang rộng vòng cung.
Mái vòm kính ngược giúp du khách hoàn tất chuyến trải nghiệm vào vũ trụ khi tới gần hơn với bầu trời rộng lớn bên ngoài. (Ảnh: CNN).
Cuối cùng, một mái vòm bằng kính ngược rộng lớn trên đỉnh của mái nhà giúp du khách cơ hội ngắm nhìn bầu trời đêm rộng mở, được mô tả là "cuộc gặp gỡ thực sự với vũ trụ để kết thúc trải nghiệm mô phỏng bên trong tòa nhà”.
Một em nhỏ tìm hiểu thông tin tại một khu trưng bày thiên thạch trong bảo tàng. (Ảnh: XINHUA).
Wong nói: “Chúng tôi muốn mọi người hiểu bản chất đặc biệt của Trái đất là nơi tổ chức sự sống, không giống như bất kỳ nơi nào khác mà chúng ta biết trong vũ trụ”.
Một góc trưng bày ấn tượng trong bảo tàng khiến khách thăm quan có trải nghiệm như ở trong vũ trụ. (Ảnh: T+L) .
Một công trình với kiến trúc độc đáo cũng chứa các cuộc triển lãm, trưng bày ấn tượng. Bên trong bảo tàng này trưng bày khoảng 70 thiên thạch, bao gồm các thiên thạch từ Mặt Trăng, sao Hỏa và cả tiểu hành tinh Vesta.
Một du khách ngắm thiết bị quan sát vũ trụ từ thời cổ tại bảo tàng. (Ảnh: XINHUA).
Khách thăm quan trải nghiệm trưng bày tương tác trong bảo tàng. (Ảnh: XINHUA).
Hơn 120 bộ sưu tập hiện vật như các tác phẩm của Isaac Newton, Galileo Galilei và Johannes Kepler; một cung thiên văn, một đài quan sát và một kính viễn vọng mặt trời cao 23,77 m,.. cũng có mặt trong bảo tàng.
Mẫu vật từ Mặt Trăng được trưng bày tại bảo tàng. (Ảnh: XINHUA).
Công chúng cũng sẽ được ngắm một số mẫu đất từ Mặt Trăng do tàu thăm dò mặt trăng Chang'e-5 của Trung Quốc mang về đang được trưng bày tại bảo tàng.
Khách thăm quan trải nghiệm trưng bày thực tế ảo trong bảo tàng. (Ảnh: XINHUA) .
Không chỉ có vậy, các công nghệ trực quan hóa dữ liệu, thực tế tăng cường, thực tế ảo và sinh trắc học được áp dụng trong các triển lãm của bảo tàng sẽ giúp du khách có được kiến thức khoa học và thiên văn thông qua những tương tác thực tế.
- Vật chất từ sinh vật ngoài hành tinh tình cờ... phun trúng tàu NASA?
- Cận cảnh chiếc bánh mỳ kẹp thịt đắt nhất thế giới giá 6.000 USD, làm từ nguyên liệu hiếm có khó tìm
- Chuyên gia ngỡ ngàng với món ăn để 2400 năm trong lăng mộ mà vẫn rất "ngon mắt"