Bão và áp thấp nhiệt đới sẽ xuất hiện liên tục trong năm nay
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối năm 2016 sẽ còn 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.
Khả năng mưa lớn, mưa dồn dập gây lũ lụt, lũ quét... xuất hiện nhiều hơn vào các tháng từ cuối Hè năm nay đến đầu mùa Đông, đặc biệt là các tháng mùa Thu ở khu vực ven biển Trung Bộ. Do đó, các địa phương ở khu vực này cần sớm có các giải pháp điều tiết hồ chứa nước thủy điện hợp lý, tránh lũ và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phù hợp.
Nhiều khả năng bão và áp thấp nhiệt đới sẽ xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm ở khu vực Trung Bộ, nhất là Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, kèm theo mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra ở các khu vực này là rất cao.
Diễn biến này đòi hỏi chính quyền cần có các giải pháp kịp thời và chủ động phòng tránh bão, lũ, điều tiết hồ thủy điện phù hợp, tránh trường hợp "lũ chồng lũ" gây thiệt hại lớn cho cộng đồng.
Cây đổ la liệt do ảnh hưởng của bão.
Giáo sư Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu cho rằng sau đợt El Nino mạnh và kéo dài gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng, đặc biệt là Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, theo quy luật khí hậu, thường sẽ có hiện tượng La Nina xuất hiện khi El Nino kết thúc.
Hiện số liệu quan trắc nhiệt độ bề mặt nước biển (SST) cho thấy, điều kiện khí quyển-đại dương đang ở trạng thái bình thường (pha trung gian) và dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong 3 tháng tiếp theo. Dự báo từ tổ hợp các mô hình khí quyển-đại dương, hiện tượng La Nina có khả năng xuất hiện vào cuối mùa Thu 2016 ở Việt Nam với xác suất khoảng 70%.
Thực tế cho thấy những năm có La Nina, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam thường nhiều hơn 38%. Nhưng bão, áp thấp nhiệt đới sẽ kết thúc muộn, gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm và mưa lũ xuất hiện với tần suất cao hơn năm 2015, đặc biệt ở khu vực miền Trung.
Trong mùa Đông năm 2016 và năm 2017, nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục thấp về nhiệt độ ở phía Bắc, đặc biệt là vùng núi Bắc Bộ nên các hoạt động sản xuất chịu tác động của nhiệt độ thấp như chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch... tại các địa phương chịu ảnh hưởng.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
