Bão vào Quảng Ninh gây ngập lụt tại Móng Cái, Hà Nội mưa lớn nguy cơ ngập nhiều tuyến phố
Đổ bộ phía bắc Quảng Ninh gây mưa to gió giật, rạng sáng 3/8 bão Wipha suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục ảnh hưởng Hải Phòng, Nam Định.
Lúc 22h ngày 2/8, tâm bão Wipha trên khu vực tỉnh Quảng Ninh, cách Hải Phòng khoảng 190 km, cách Nam Định 230 km; cường độ bão giảm còn cấp 8 (60 đến 75 km/giờ) sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 4h ngày 3/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên khu vực các tỉnh Quảng Ninh -Hải Phòng; sức gió mạnh nhất cấp 7 (40 đến 50 km/giờ), giật cấp 8.
Bão làm đường phố ngập, cây đổ tại TP Móng Cái tối 2/8. (Ảnh: Minh Cương).
Nhiều cây mới trồng bị bật gốc trong cơn gió bão.
Tại Móng Cái vào lúc 23h30, có mưa. Theo lãnh đạo thành phố Móng Cái, mực nước sông Ka Long đang dâng chậm, chưa đến mức báo động. (Ảnh: Hoàng Dương).
Cây xanh trên phố ở Móng Cái bị bật gốc.
Nước sông Ka Long ở Móng Cái dâng cao. (Ảnh bạn đọc).
Là địa phương đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp của bão, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) mưa to vào đêm qua, lượng mưa lên đến 209 mm, nhiều tuyến phố bị ngập, một số cây xanh gãy đổ. Đến gần sáng thì mưa nhỏ hơn và gió giảm dần.
"Sáng nay chúng tôi đã rà soát và thấy trên địa bàn không có thiệt hại đáng kể. Hiện tại nước sông Ka Long đang dâng cao, các lực lượng chức năng thường trực dọc bờ sông, sẵn sàng triển khai phương án cần thiết", ông Nguyễn Văn Kinh, Chủ tịch UBND TP Móng Cái nói.
Tại Hải Phòng, sau hai ngày có mưa, chiều tối 2/8 trời tạnh; tuy nhiên đến 22h nhiều khu vực bắt đầu có mưa và gió nhẹ. Sáng nay ở trung tâm thành phố mưa to khiến nhiều tuyến phố bị ngập.
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cơ quan khí tượng cảnh báo hôm nay ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; sóng biển cao từ 2 đến 3 m, biển động mạnh. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng cũng có gió mạnh cấp 6.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Bản tin dự báo bão Wipha của các đài quốc tế đêm qua cũng nhận định bão suy yếu dần sau khi đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng của Việt Nam.
Đài Hong Kong trong bản tin dự báo lúc 19h giờ (giờ Việt Nam) và bản tin lúc 20h của đài Nhật Bản tiếp tục dự báo, sau khi đổ bộ vào đất liền bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và đi sâu vào các tỉnh Nam Định, Hà Nam.
Trong khi đó, đài Hải quân Mỹ vẫn nhận định bão suy yếu ngay trên khu vực biển Hải Phòng - Thái Bình.
Khu vực Hà Nội có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt.
Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, nội thành Hà Nội sáng nay có mưa to đến rất to. Cảnh báo đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành từ 0,3 - 0,5m như: Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Thái Hà, Chùa Bộc (quận Đống Đa);
Quan Thánh, Đội Cấn, ngã tư Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, ngã tư Ngọc Hà - Lê Hồng Phong (quận Ba Đình); Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm); phố Lê Trọng Tấn, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Hoàng Văn Thái, Định Công, Linh Đàm (quận Hoàng Mai); Thụy Khuê, Trích Sài (quận Tây Hồ)...
Ngoài ra, trên khu vực tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái đang có mưa vừa, mưa to.
Trong khoảng 6 giờ tới, các khu vực này tiếp tục có mưa. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ ở các tỉnh trên.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
