Bão Wipha sẽ gây mưa lớn ở miền Bắc
0h ngày 1/8, bão Wipha với sức gió 90km/h chỉ cách vịnh Bắc Bộ chừng 120km, dự báo gây mưa to cho Đông Bắc Bộ từ chiều nay.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão đang theo hướng tây tây bắc, tốc độ 15km mỗi giờ và khoảng chiều 1/8 sẽ vào vịnh Bắc Bộ. Đến 22h cùng ngày, tâm bão cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 150km về phía đông, sức gió mạnh nhất 90 km/h, cấp 9, giật tăng 2-3 cấp.
Wipha sau đó đổi sang hướng tây, đi song song với bờ biển Trung Quốc, tốc độ chậm lại chỉ 5-10 km mỗi giờ. Đến 22h ngày 2/8, tâm bão ngay trên bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng, sức gió mạnh nhất 90 km/h.
Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của bão Wipha. (Ảnh: NCHMF).
Sau khi đổ bộ các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, bão tiến sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết các phân tích và dự báo cho thấy khả năng cao nhất là bão vượt qua bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), xuống vịnh Bắc Bộ và đổ bộ các tỉnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bão đi dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, hoặc men theo ven biển xuống đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa.
"Có nhiều kịch bản về cường độ và quỹ đạo, tuy nhiên có thể khẳng định bão Wipha sẽ gây ra một đợt mưa to cho các tỉnh Bắc Bộ, cùng một phần của Bắc Trung Bộ", ông Lâm nói. Mưa bắt đầu từ chiều nay ở Đông Bắc Bộ, đến đêm thì mở rộng ra miền Bắc, kéo dài đến ngày 4/8 với lượng mưa phổ biến 100-300 mm/đợt, riêng các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn 200-400 mm/đợt. Bắc Trung Bộ chịu tác động xa nên mưa chỉ 50-150 mm/đợt.
Mưa tập trung trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc và khu vực dọc theo dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, mưa to có thể gây ngập ở vùng trũng đô thị.
Trước diễn biến phức tạp của bão Wipha, cơn bão số 3 trong năm nay, chiều 31/7 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đã gửi công điện tới các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Đà Nẵng, khu vực Bắc Bộ và các bộ đề nghị tổ chức rà soát, kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển để hướng dẫn di chuyển, tránh trú an toàn (kể cả tàu vận tải và du lịch). Các địa phương tùy tình hình cụ thể thực hiện cấm biển.
Với khu vực ven biển, đồng bằng và đô thị, các tỉnh thành cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, thông tin kịp thời đến chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, nhất là khu vực trũng thấp, vùng khai khoáng, sông, suối...
Hình thành từ vùng áp thấp ở bắc biển Đông ngày 29/7, đến 30/7 mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và một ngày sau thì thành bão Wipha - cơn bão thứ ba hoạt động ở biển Đông trong năm 2019.
Năm 2019, biển Đông được dự báo xuất hiện khoảng 9-11 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
