Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 3 - cơn bão WIPHA

Sáng nay (31/7), áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão (cơn bão số 3 năm 2019) và có tên quốc tế là WIPHA.

Hồi 07 giờ ngày 31/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 3 - cơn bão WIPHA
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 3.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 01/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, ngay trên bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; sóng biển cao 3,0-5,5m; biển động rất mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): Phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 02/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.

Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam

Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông, có thể hướng vào Việt Nam

Vùng áp thấp vừa hình thành trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng vào đất liền Việt Nam.

Đăng ngày: 29/07/2019
Cảnh báo tiêu tốn năng lượng từ công nghệ thu gom CO2

Cảnh báo tiêu tốn năng lượng từ công nghệ thu gom CO2

Dù có tác dụng thu gom CO2, cắt giảm khí nhà kính nhưng công nghệ có thể tiêu tốn 1/4 năng lượng toàn cầu vào năm 2100.

Đăng ngày: 29/07/2019
Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Indonesia quyết xây bức tường biển khổng lồ để cứu thủ đô

Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng ông muốn khẩn trương xây dựng bức tường biển khổng lồ xung quanh Jakarta để ngăn nó chìm xuống biển.

Đăng ngày: 29/07/2019
Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thời tiết khắc nghiệt hủy diệt 50% hệ sinh thái biển Australia

Thiên tai như bão, tố lốc, hạn hán và sóng nhiệt đã phá hủy gần 50% hệ sinh thái biển tại Australia, nhiều nơi sự sống tự nhiên không thể hồi phục.

Đăng ngày: 29/07/2019
Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Bắc Cực đang bốc cháy cực mạnh và đám cháy ấy lớn đến mức nhìn thấy được từ ngoài vũ trụ

Đám cháy rộng đến 100.000ha, trở thành một trong những vụ hỏa hoạn lớn nhất thế giới. Nó đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cực kỳ khó lường.

Đăng ngày: 27/07/2019
Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng: Xuất hiện hồ nước mới hình thành trên dãy Alps

"Tôi đã lên đó rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ thấy nước ở trên đó cả!", một nhà leo núi bày tỏ.

Đăng ngày: 25/07/2019
Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

Trồng đủ 1000 tỷ cây xanh, chúng ta sẽ ngăn được biến đổi khí hậu

"Trồng rừng là giải pháp đơn giản nhất để đối phó với biến đổi khí hậu. Và đó cũng là giải pháp hiệu quả nhất", tác giả nghiên cứu Thomas Crowther, nhà sinh thái học đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ cho biết.

Đăng ngày: 23/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News