Bất chấp sự nguy hiểm của cá sấu, rái cá mẹ lao vào tấn công để bảo vệ con non

Bất chấp cá sấu há miệng đe dọa, rái cá vẫn nhiều lần lao vào tấn công, có khả năng để bảo vệ con non.

Iain McDonald nghe thấy tiếng gầm lớn phát ra từ phía bên kia bờ sông trong lúc pha trà ở khu trại Mayukuyuku, công viên quốc gia Kafue, Zambia, Mail hôm 20/4 đưa tin. McDonald sau đó phát hiện "chủ nhân" của tiếng gầm là con cá sấu dài khoảng 2,5 m. Nó đang phải đối phó với một con rái cá.

Trong video do McDonald ghi lại, rái cá lao đến cắn đuôi cá sấu. Không sợ hãi trước kẻ săn mồi to lớn đang há miệng đe dọa, rái cá lại tiếp tục tấn công. Lần này, con vật nhỏ cắn vào mình cá sấu.

Bất chấp sự nguy hiểm của cá sấu, rái cá mẹ lao vào tấn công để bảo vệ con non
Rái cá cắn đuôi cá sấu.

"Tôi đã rất bối rối, rõ ràng rái cá đang đùa với lửa. Nhưng khi xem lại video, rái cá có vẻ rất tinh ranh. Nó tấn công vào đuôi cá sấu và tránh được hàm răng sắc nhọn. Lý do duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến là rái cá có con non gần đó và đang cố gắng xua đuổi cá sấu. Tôi không nghĩ nó mạo hiểm mạng sống chỉ để chơi đùa, nhưng cũng không thể khẳng định chắc chắn", McDonald chia sẻ.

"Đây là lần đầu tiên tôi bắt gặp rái cá ở châu Phi. Tôi đã lắp camera trên giá đỡ hướng ra sông Kafue trong lúc pha trà ở trại. Tôi nghe thấy tiếng gầm và tưởng là một con sư tử đứng ở bên kia sông. Nhưng thật ngạc nhiên, đó lại là một con cá sấu lớn gầm với rái cá", anh nói thêm.

Sau cuộc đụng độ, rái cá di chuyển ra xa vài mét và uống nước, sau đó lao vào bụi rậm. Cá sấu nằm lại lâu hơn một chút rồi cũng bò xuống sông, McDonald cho biết.

Có 4 loài rái cá sống ở châu Phi gồm rái cá cổ đốm (Hydrictis maculicollis), rái cá không vuốt châu Phi (Aonyx capensis), rái cá không vuốt Congo (Aonyx congicus) và rái cá thường (Lutra lutra). Rái cá không vuốt Congo thường ăn những thứ tương đối mềm như ếch, trứng, động vật có xương sống nhỏ trên cạn, trong khi ba loài còn lại chủ yếu ăn cá, ếch và động vật giáp xác nhỏ. Cả 4 loài đều được xếp vào nhóm "sắp bị đe dọa" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cuốn chiếu mới được đặt tên theo ca sĩ Taylor Swift

Loài cuốn chiếu mới được đặt tên theo ca sĩ Taylor Swift

Với trên 10 giải Grammy, 30 giải AMA và 2 giải Brit, Taylor Swift không còn xa lạ với cảnh bước lên sân khấu nhận giải thưởng.

Đăng ngày: 22/04/2022
Đi tìm mèo nhưng lại phát hiện ổ hổ mang, tổng số rắn và trứng khi bắt được gây sốc

Đi tìm mèo nhưng lại phát hiện ổ hổ mang, tổng số rắn và trứng khi bắt được gây sốc

Đi tìm mèo nhưng thứ mà hai vợ chồng phát hiện được lại là một bất ngờ đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 22/04/2022
Trầm cảm ở động vật - Căn bệnh đáng buồn ở các loài thú do chính con người gây ra

Trầm cảm ở động vật - Căn bệnh đáng buồn ở các loài thú do chính con người gây ra

(Tổ Quốc) - Bệnh trầm cảm có dành riêng cho loài người không? Dĩ nhiên là không! Vì nhiều động vật nuôi nhốt cũng mắc chứng “trầm cảm”.

Đăng ngày: 21/04/2022
Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng

Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng

Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng

Đăng ngày: 20/04/2022
Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước

Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước

Khác với các loài cá, bong bóng của cá phổi đã tiến hóa đến mức có thể tự thích ứng như phổi của các loài động vật trên cạn, cho phép nó lấy oxy trực tiếp từ không khí.

Đăng ngày: 20/04/2022
Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Các nhà khoa học cho biết nuôi hàng trăm ngàn con bạch tuộc trong lồng kín không giống như nuôi cá. Ai biết điều khủng khiếp nào có thể xảy ra sau đó?

Đăng ngày: 19/04/2022
Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số cặp sếu đầu đỏ chấp nhận ở cùng con chim thứ ba để hỗ trợ chăm sóc con non trong điều kiện kiếm ăn khó khăn.

Đăng ngày: 19/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News