Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng

Một con khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng đã được sinh ra tại Vườn thú Jersey ở nước Anh.

Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng
Thế giới hiện nay có chưa đến 2.000 con khỉ sư tử mặt đen tamarin trong tự nhiên. Grace, con khỉ trong ảnh trên, quá yếu để có thể ôm lấy mẹ khi được sinh ra tại Vườn thú Jersey.

Cuối tháng 3 vừa qua, Sở thú Jersey đã tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của con khỉ quý hiếm trên Twitter. Họ giải thích rằng bé khỉ con này tên là Grace và nó quá yếu để có thể ôm lấy mẹ của nó. Vì vậy, các nhân viên tại sở thú đã hỗ trợ hết mình để chăm sóc con khỉ sơ sinh.

Vườn thú cho biết: “Nhờ những nỗ lực đáng kinh ngạc của những người trông giữ, nó đã có thể đoàn tụ với gia đình và phát triển khỏe mạnh”.

Những con khỉ sư tử mặt đen có ngoại hình nhỏ hơn đáng kể so với loài “mèo” mà chúng được đặt tên theo. Những con khỉ cỡ nhỏ có trọng lượng chỉ từ 0.5 đến 1 kg khi trưởng thành. Chúng có được cái tên này cũng bởi bộ lông bờm giống sư tử của chúng.

Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng
Tình trạng nguy cấp của loài tamarin khiến sự ra đời của một con khỉ sư tử mặt đen tamarin tại Vườn thú Jersey càng trở nên quan trọng hơn.

Tamarin là một họ linh trưởng nhỏ được tìm thấy ở Nam Mỹ. Khỉ sư tử mặt đen tamarin là loài có nguy cơ tuyệt chủng chỉ được tìm thấy ở một khu vực nhỏ của khu rừng ở miền nam Brazil, theo Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Durrell, đơn vị điều hành vườn thú.

Được biết, phần lớn quần thể khỉ sư tử mặt đen hoang dã sống trong một khu vực biệt lập bên trong Công viên Bang Morro do Diabo ở bang São Paulo, Brazil. Loài này được cho là đã tuyệt chủng trong gần 50 năm cho đến khi chúng được phát hiện lại vào năm 1972. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp loài khỉ vào nhóm "có nguy cơ tuyệt chủng", ước tính rằng chỉ còn khoảng 1.600 con còn lại trong tự nhiên do nạn phá rừng và khai thác gỗ.

Vườn thú Jersey chào đón sự ra đời của khỉ sư tử mặt đen tamarin có nguy cơ tuyệt chủng
Chúng cũng đôi khi được gọi là khỉ sư tử vàng tamarin do bộ lông màu vàng dễ nhận biết của chúng.

Vườn thú Jersey chuyên về các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này là nơi đầu tiên nhân giống thành công loài khỉ sư tử mặt đen tamarin trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 1990, theo trang web của họ. Kể từ đó, vườn thú đã thả một số con khỉ được nuôi nhốt ra ngoài tự nhiên ở Brazil.

Trong đoạn video được đăng lên trang mạng Twitter của vườn thú, Trưởng bộ phận Động vật có vú của vườn thú, Dom Wormell, giải thích rằng đối với một con khỉ cái như Grace, nó có thể "có từ 10 đến 12 đứa con trong cuộc đời, điều này sẽ giúp thúc đẩy chương trình nuôi nhốt dành cho giống khỉ sư tử mặt đen này trong một khoảng thời gian dài".

Ông nói thêm: “Chúng ta cần xây dựng quần thể nuôi nhốt để hy vọng có thể khôi phục quần thể trong tự nhiên”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước

Bí ẩn loài cá kỳ dị Nam Mỹ sống không cần nước

Khác với các loài cá, bong bóng của cá phổi đã tiến hóa đến mức có thể tự thích ứng như phổi của các loài động vật trên cạn, cho phép nó lấy oxy trực tiếp từ không khí.

Đăng ngày: 20/04/2022
Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Siêu trang trại bạch tuộc đầu tiên trên thế giới vấp phải sự phản đối của giới khoa học

Các nhà khoa học cho biết nuôi hàng trăm ngàn con bạch tuộc trong lồng kín không giống như nuôi cá. Ai biết điều khủng khiếp nào có thể xảy ra sau đó?

Đăng ngày: 19/04/2022
Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Sếu đầu đỏ cho đồng loại ở nhờ để nuôi con

Các nhà nghiên cứu phát hiện một số cặp sếu đầu đỏ chấp nhận ở cùng con chim thứ ba để hỗ trợ chăm sóc con non trong điều kiện kiếm ăn khó khăn.

Đăng ngày: 19/04/2022
Vịt biển là gì?

Vịt biển là gì?

Ở Việt Nam có rất nhiều giống vịt khác nhau từ các giống vịt siêu trứng đến vịt siêu thịt hay các loại vịt hoang dã như vịt trời.

Đăng ngày: 18/04/2022
Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Tử chiến cầy Mangut, hổ mang bị cắn nát đầu và cái kết khó tin

Sau khi tung ra cú cắn chí mạng giết chết rắn hổ mang, cầy Mangut cũng phải chịu kết cục bi thảm.

Đăng ngày: 17/04/2022
Vì sao loài rùa có mai?

Vì sao loài rùa có mai?

Rùa một loài bò sát vô cùng kỳ lạ so với những loài bò sát khác, đặc biệt là ở phần mai, vậy vì sao chúng lại có mai? Chúng tiến hóa thế nào?

Đăng ngày: 17/04/2022
Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sư tử con bị trăn siết chặt và cái kết khó tin

Sau màn giao chiến, sư tử con đã bị trăn siết chặt.

Đăng ngày: 17/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News