Không có "tai", loài nhện dùng cách nào để "nghe ngóng" và săn bắt mồi?

Theo một nghiên cứu mới, mạng nhện có chức năng lớn để bắt mồi nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như một thiết bị… "nghe ngóng" hữu dụng cho loại côn trùng này.

Nhện không có tai nhưng chúng có thể "nghe" được những rung động qua chân. Khi con mồi hoặc kẻ săn mồi đang di chuyển, những rung động đó được tăng cường nhờ lưới mạng nhện. Đây là một lợi thế vô giá giúp loài nhện sinh tồn trong tự nhiên.

Không có tai, loài nhện dùng cách nào để nghe ngóng và săn bắt mồi?
Nhện có thể "nghe" được những rung động qua chân.

Để cho ra được kết quả nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã nuôi một số lượng các chú nhện trong các khung hình chữ nhật. Tại đây, chúng tự do tạo ra các mạng nhện lớn phục vụ cho việc thử nghiệm.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu cho hay: "Chúng tôi nhận thấy mạng lưới nhện hình bánh xe, mềm mại hoạt động như một ăng-ten siêu âm ghi lại các chuyển động của các hạt không khí do âm thanh gây ra".

Một máy đo rung laser được sử dụng để đo phản ứng của tơ nhện với âm nhạc trong một buồng chống dội âm, một căn phòng được thiết kế để giảm thiểu phản xạ sóng âm. Các phép đo cho thấy các lưới nhện di chuyển gần như hoàn hảo cùng với âm thanh và đồng thời có khả năng thu được âm thanh phát ra.

Các âm thanh có tần số và từ các hướng khác nhau đã được thử nghiệm với mạng nhện, sau đó chúng mau chóng nhận được phản hồi liên quan tới từ nhện. Khi thấy biến lạ, các con nhện thường quay người lại, cúi xuống hoặc dẹt ra để phản ứng. Trong trường hợp âm thanh được phát theo định hướng, nhện cũng tự xoay mình hướng về vị trí phát ra âm thanh.

Các thí nghiệm tiếp theo với những chiếc loa thu nhỏ đặt gần mép của mạng nhện cho thấy âm thanh truyền qua mạng xa hơn là truyền qua không khí và một số loài nhện phản ứng với sự rung động ngay cả khi âm thanh chưa truyền đến chúng trong không khí.

Không có tai, loài nhện dùng cách nào để nghe ngóng và săn bắt mồi?
Các bí ẩn của tơ nhện vẫn là thứ đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Điều đáng nói, cách mà các sợi tơ nhện phản ứng với sóng âm khác với cách hoạt động của màng nhĩ thông thường. Con người và hầu hết các loài động vật có xương sống khác có màng nhĩ biến áp suất sóng âm thành tín hiệu điện sau đó được giải mã trong não của chúng ta.

Côn trùng và động vật chân đốt (bao gồm cả nhện) không có màng nhĩ đó, do vậy mạng nhện có thể là một sự thay thế. Thậm chí có thể có một chiếc tai ẩn bên trong cơ thể nhện mà con người chưa hiểu biết được.

Qua quan sát, những con nhện dường như có khả năng điều chỉnh các chuỗi mạng lưới để chủ động thu về các tần số âm thanh khác nhau. Có rất nhiều hướng tiềm năng để khám phá từ cơ chế này của loài nhện. Điều này giúp các nhà khoa học đưa ra những phát minh cải tiến đối với các thiết bị âm thanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ với loài động vật chậm chạp nhất trên thế giới, nhưng lại có thể bơi cực nhanh

Bất ngờ với loài động vật chậm chạp nhất trên thế giới, nhưng lại có thể bơi cực nhanh

" Ông trời" không lấy đi hết cái gì của ai, mất cái này thì sẽ được cho lại cái khác, giống như loài động vật trong câu chuyện dưới đây.

Đăng ngày: 10/04/2022
Chim ưng biển trình diễn kỹ năng siêu đẳng

Chim ưng biển trình diễn kỹ năng siêu đẳng "bắt một được hai"

Sau khi đảo vài vòng, chú chim ưng biển lao xuống với tốc độ cao, đồng thời đưa 2 chân ra phía trước nước để bắt gọn 2 con cá cùng lúc.

Đăng ngày: 10/04/2022
Thế giới ghi nhận loài nhện thứ 50.000

Thế giới ghi nhận loài nhện thứ 50.000

Một loài nhện mới, với tên khoa học là Guriurius minuano, vừa được phát hiện ở Nam Mỹ, đưa tổng số loài nhện được biết đến trên thế giới lên 50.000 loài.

Đăng ngày: 09/04/2022
Phát hiện kangaroo màu trắng hiếm có ở Australia

Phát hiện kangaroo màu trắng hiếm có ở Australia

Một chú kangaroo toàn thân màu trắng toát bất ngờ xuất hiện ở vùng Queensland, Australia thu hút sự chú ý và hiếu kỳ của người dân địa phương.

Đăng ngày: 09/04/2022
Rắn hổ mang tử chiến với trăn dữ, con nào sẽ giành chiến thắng?

Rắn hổ mang tử chiến với trăn dữ, con nào sẽ giành chiến thắng?

Không có kẻ sống sót trong cuộc chiến này, khi cả rắn và trăn đều bỏ mạng theo những cách khác nhau.

Đăng ngày: 09/04/2022
Cú sừng tập kích tổ chim ưng, đoạt mạng con non trong giây lát

Cú sừng tập kích tổ chim ưng, đoạt mạng con non trong giây lát

Cú sừng được mệnh danh " sát thủ bóng đêm" với khả năng bay và tấn công không phát ra tiếng động nào, là "hung thần" với những chú chim ưng non.

Đăng ngày: 07/04/2022
Phát hiện con gà tây hoang dã sống lâu gấp 4 lần gà bình thường

Phát hiện con gà tây hoang dã sống lâu gấp 4 lần gà bình thường

Các quan chức bang cho biết, con gà tây này có một chút bí ẩn, vì những con gà mái trung bình trong bang chỉ sống được khoảng 1 đến 3 năm.

Đăng ngày: 07/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News