Thế giới ghi nhận loài nhện thứ 50.000
Một loài nhện mới, với tên khoa học là Guriurius minuano, vừa được phát hiện ở Nam Mỹ, đưa tổng số loài nhện được biết đến trên thế giới lên 50.000 loài.
Guriurius minuano được ghi nhận là loài nhện thứ 50.000 trên thế giới. (Ảnh: sciencealert.com).
Nhện Guriurius minuano đã được Danh mục Các loại nhện trên thế giới (World Spider Catalog), tổ chức có trụ sở tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bern ở Thụy Sĩ, ghi danh vào ngày 6/4 vừa qua.
Guriurius minuano thuộc họ Salticidae, sống ở miền Nam Brazil, Uruguay và Argentina, thường được biết đến với tên gọi "nhện nhảy" vì khả năng bật cao gấp 6 lần chiều dài cơ thể. Loài nhện này do nhà nhện học Kimberly S. Marta và các đồng nghiệp ở Brazil phát hiện và được đặt theo tên của người Minuane bản địa cổ xưa.
Những mô tả khoa học đầu tiên về loài nhện được thực hiện vào năm 1757. Sau 265 năm, số lượng loài nhện được xác định trên thế giới đã tăng lên 50.000 loài. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều loài nhện mới được phát hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn còn 50.000 loài nhện khác chưa được biết đến trong tự nhiên và quá trình khám phá ra số loài nhện này có thể chỉ cần đến tối đa 100 năm.
Theo Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bern, nhện là loài săn mồi quan trọng nhất trong môi trường sống trên cạn của Trái đất, vì thế cần đánh giá đúng mức ý nghĩa sinh thái của chúng. Nhện ăn khoảng 400 đến 800 triệu tấn côn trùng mỗi năm, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quần thể côn trùng. Do đó, nhện cũng có vai trò quan trọng đối với con người.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
