Thằn lằn Armadillo - Loài rồng bên ngoài đời thực

Chúng là một trong những loài động vật kỳ lạ nhất ở vùng đồng bằng đá Nam Phi, thằn lằn armadillo sở hữu vẻ ngoài vô cùng đặc biệt và được ví như một con rồng thu nhỏ ở ngoài đời thực.


Thằn lằn armadillo sống giữa các khe đá của vùng Succulent Karoo ở Nam Phi và Namibia. Còn được gọi là thằn lằn armadillo vàng, những loài bò sát hình dạng gai góc này có thể nguy hiểm, nhưng chúng lại di chuyển chậm, nhút nhát và sẽ cố gắng chạy trốn khi bị các sinh vật khác tiếp cận.

Được tìm thấy trong các kẽ hở của vùng Succulent Karoo, thằn lằn armadillo (Ouroborus cataphractus) là một sinh vật sở hữu vẻ ngoài vừa đặc biệt vừa đáng yêu. Loài thằn lằn này là loài bò sát có kích thước nhỏ và sở hữu nhiều màu sắc từ nâu đến nâu vàng nhạt. Tuy nhiên, thuộc tính độc đáo nhất của chúng lại là làn da đầy gai nhọn.


Thằn lằn armadillo, với tên khoa học là Ouroborus cataphractus, là một loài bò sát có kích thước nhỏ. Con đực và con cái phát triển đến kích thước tối đa là 4 inch.

Thằn lằn armadillo được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn, ngoại trừ phần bụng bên dưới. Điều này làm cho mặt dưới của loài thằn lằn này dễ bị tổn thương từ những kẻ săn mồi, đó là lý do tại sao loài động vật kỳ lạ này đã phát triển một hình thức phòng vệ khác biệt không kém: cuộn mình thành một quả bóng khi bị đe dọa, chỉ để lộ bên ngoài giống như một chiếc xe bọc
thép.


Cơ thể của loài động vật kỳ lạ này được bao phủ bởi những chiếc gai sắc nhọn, ngoại trừ phần bụng dưới của nó.

Thằn lằn Armadillo sẽ cuộn tròn khi bị kẻ thù tự nhiên như chim, rắn và cầy mangut tấn công. Khi cần, chúng có thể ở vị trí này trong tối đa một giờ.

Thằn lằn Armadillo là một trong số ít loài thằn lằn không đẻ trứng và chỉ sinh một hoặc hai con mỗi năm. Một đặc điểm khác của sinh vật kỳ lạ này là môi trường sống chung của nó. Chúng là động vật xã hội và do đó thích sinh sống và bảo vệ lẫn nhau ở trong một nhóm lớn.


Khi bị đe dọa, thằn lằn armadillo bảo vệ phần dưới dễ bị tổn thương của nó bằng cách cuộn mình lại thành một quả bóng. Chúng có thể sử dụng tư thế cuộn tròn để nhanh chóng lăn xuống núi, bỏ trốn mất hút. Cách chạy trốn này rất giống loài động vật có vú là Armadillo (con ta tu), cho nên tên gọi của nó là thằn lằn Armadillo.

Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với loài thằn lằn này chính là con người. Kích thước nhỏ, ngoại hình khác biệt và phong thái điềm đạm của loài bò sát này đã khiến nó trở thành mặt hàng phổ biến trên thị trường vật nuôi, đặc biệt là tại các chợ đen, mặc dù việc buôn bán loài thằn lằn này bị coi là bất hợp pháp.


Lớp giáp dày và cơ chế bảo vệ đặc biệt của chúng giống như của một chiếc xe bọc thép.

Theo Capetown, một nhóm buôn bán động vật hoang dã đã bị triệt phá khi sở hữu và vận chuyển trái phép 48 con thằn lằn armadillo. Những tên tội phạm đã bị kết án 1 triệu Rand Nam Phi (tương đương 70.000 USD) hoặc 13 năm tù.

Vào năm 2020, các nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã phát hiện ra 5 con thằn lằn armadillo bên trong thú nhồi bông tại một biên giới ở Cincinnati, Ohio.


Chúng thường ăn côn trùng nhỏ và động vật không xương sống, nhưng chúng đặc biệt thích ăn mối. Những tổ mối thường có thể nằm cách xa tổ của thằn lằn armadillo, và đôi khi thằn lằn armadillo sẽ cần di chuyển khoảng cách lên tới hơn 18 mét, một chặng đường dài để di chuyển đối với một con vật có kích thước như vậy. Trong điều kiện nuôi nhốt, người ta thường cho chúng ăn dế.

Cho đến cuối những năm 1990, Ouroborus cataphractus đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp vào nhóm quần thể dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, may mắn thay, loài này gần đây đã bị giáng cấp từ trạng thái "dễ bị tổn thương" của IUCN xuống trạng thái "ít được quan tâm nhất" do có nhiều luật bảo vệ hơn đối với việc sở hữu những loài động vật kỳ lạ này làm vật nuôi.


Thằn lằn armadillo mang thai khá lâu, thường là từ 6 đến 8 tháng, đôi khi có một số con cái có thể mất tới 1 năm để sinh sản.


Thằn lằn armadillo được coi là một sinh vật xã hội và sẽ thành lập các nhóm cộng đồng với tối đa 60 con thằn lằn cùng một lúc, chia sẻ các kẽ đá trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Trên thực tế, rất hiếm khi thấy một con thằn lằn armadillo ra ngoài tự nhiên một mình.


Loài thằn lằn này có tốc độ sinh sản rất chậm. Chúng thích tắm nắng dưới sự ấm áp của mặt trời và là một trong số ít loài bò sát không sinh sản bằng cách đẻ trứng.


Loại thằn lằn này thường sinh sống trong nhiều sa mạc đá, gặp phải chim ăn thịt liền ẩn núp vào trong khe đá. Chúng chủ yếu phân bố ở Nam Phi, có kích thước trung bình từ 7,5-9cm, và có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Nam Phi là một quốc gia bảo hộ động vật, rất khó nhập khẩu hợp pháp loài vật này, thỉnh thoảng mới xuất hiện một vài con trên thị trường vật nuôi cho nên giá rất cao.


Trong điều kiện nuôi nhốt, loài thằn lằn đặc biệt này có thế sống từ 8 đến 10 năm. Các phiến nhọn của chúng mang lại cho chúng vẻ ngoài giống như một con rồng, và chúng tương đối đơn giản để chăm sóc so với các loài bò sát khác. Tuy nhiên vì chúng có tập tính xã hội nên khi nuôi nhốt, người ta thường nuôi vài con cùng một lúc để cho chúng có thể thoải mái và không bị căng thẳng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News