Bắt đầu kỷ nguyên robot thâm nhập y học
Cuộc phẫu thuật hoàn toàn bằng robot đầu tiên trên thế giới tại Canada. (Ảnh: Cooley-dickinson.org)
Hiện nay, thế giới đầu tư vào công nghệ robot ở mức cao chưa từng có. Chúng lắp ráp ô tô, thực hiện vi phẫu thuật, làm sạch các hệ thống xử lý nước thải, ra phá bom mìn.
Y học là một trong những hướng đầy triển vọng của công nghệ robot. Mỹ nổi tiếng với robot phẫu thuật mang tên Da Vinci tiến hành mổ xẻ dưới sự điều khiển của con người. Việc làm này đã giảm được những nguy cơ bị nhiễm trùng và độ chính xác của các thao tác vượt hơn hẳn các bác sĩ phẫu thuật.
Tuy nhiên, giá của robot còn quá cao. Nhà phẫu thuật Yuri Tolkach cho biết, giá một của robot da Vinci ở Mỹ là 2,5 triệu đôla và ở Nga còn đắt hơn. Một bộ cánh tay robot giá 10.000 euro chỉ dùng được không tới 10 lần.
Cả nước Nga mới có 6 robot da Vinci. Song chưa biết bao giờ mới có các robot phẫu thuật “made in Russia” vì công nghệ robot ở Nga lạc hậu hơn nhiều so với nước ngoài. Các nhà phẩu thuật Nga nổi tiếng là có bàn tay vàng nhưng với sự phát triển của công nghệ robot có thể làm tiếng tăm của họ sẽ chẳng là gì nữa.
Cuối tháng 10 vừa qua, các bác sĩ Canada đã thực hiện thành công ca mổ và gây mê hoàn toàn do robot. Các chuyên gia Trường ĐH McGill đã sử dụng bộ robot da Vinci cũng với robot gây mê có tên là McSleepy để mổ tuyến tiền liệt một bệnh nhân..
Các bác sĩ Italia có thể tự hào với thành tích dùng robot để phẫu thuật từ xa, để cấy ghép tuyến tuỵ cho một phụ nữ bị tiểu đường typ 1 trong nhiều năm. Ca phẫu thuật rất hoàn hảo, không một sai sót nhỏ và người phụ nữ bình phục rất nhanh.
Công nghệ hiện đại hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch bằng robot. Dường như y học trong thời gian tới sẽ không cần phải mổ lồng ngực trong phẫu thuật tim nữa. “Bàn tay” robot có thể đụng chạm đến tim để thực hiện mọi thao tác chỉ thông qua một lỗ nhỏ đục xuyên lồng ngực bệnh nhân. Nhà phẫu thuật chỉ cần nhìn lên màn hình để quan sát hình ảnh 3D của trái tim đang đập: hình ảnh này đồng nhất tuyệt đối với những gì nhà phẫu thật nhìn thấy được khi mở ngực.
Công ty Intouch Health của Mỹ còn thiết kế robot RP-7 để huấn luyện các kỹ thuật mới từ xa cho các bác sĩ. robot có tên là Bloodbot của Anh tiến hành phân tích máu làm các xét nghiệm khác nữa trong khi robot bệnh lý học mổ xẻ tử thi, giúp cho các bác sĩ rút kinh nghiệm về chẩn đoán, tìm hiểu các diễn biến của bệnh và giúp vào việc điều tra hình sự (pháp y).

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.
