Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng

Các nhà khoa học làm việc ở khu vực bờ biển Algarve, Bồ Đào Nha, mới đây đã hết sức bất ngờ khi bắt được một loài cá mập tồn tại từ thời tiền sử.

Theo Daily Mail, sinh vật có hình dạng đáng sợ này còn được gọi là cá mập mào. Chúng đã bơi lội khắp đại dương từ 80 triệu năm trước và là một trong những loài sinh vật lâu đời nhất trên thế giới.

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng
Cá mập mào được ví như "quái vật" vì hình dạng kỳ lạ, mồm có tới 300 chiếc răng.

Loài cá mập này chỉ sống ở sát đáy đại dương, có thân hình giống như rắn và có tới 300 chiếc răng sắc nhọn.

Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Biển và Khí quyển ở Bồ Đào Nha nói đã bắt được loài cá mập hiếm này khi đang làm việc trong dự án “giảm thiểu việc đánh bắt không mong muốn trong đánh bắt cá thương mại”.

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng
Cá mập mào có thân hình giống như rắn.

Con cá mập mào đực mà các nhà nghiên cứu bắt được ở độ sâu 700 mét và có chiều dài 1,5 mét. Các nhà khoa học gọi phát hiện đáng kinh ngạc này giống như “hóa thạch sống”.

Những con cá mập “quái vật” tương tự từng sống ở kỷ Phấn trắng là khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex và nhiều loài khủng long khác.

Giáo sư Margarida Castro đến từ Đại học Algave, Bồ Đào Nha, nói bộ hàm của cá mập mào có tới 300 chiếc răng, giúp nó dễ dàng bẫy mực, cá và thậm chí cả những loài cá mập khác.

Bắt được cá mập có thân như rắn, mồm 300 răng
Cá mập mào sống ở đáy biển sâu và rất ít khi bắt gặp con người.

Do di chuyển giống loài rắn, nên một số người tin rằng cá mập mào chính là nguồn gốc của các câu chuyện cổ xưa về loài quái vật biển.

Cá mập mào rất ít khi chạm trán con người và chúng cũng thường không sống sót được trong hành trình đến phòng thí nghiệm.

Đây không phải là lần đầu tiên con người bắt được cá mập “quái vật” hiếm gặp này. Tháng 12 năm ngoái, ngư dân Roman Fedortsov ở Nga đã bắt được cá mập mào và đăng tải hình ảnh trên mạng xã hội Twitter.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú hợp lực săn mồi dưới đáy biển Australia

Bạch tuộc và cá mú cùng săn một loài cá nhỏ giỏi luồn lách trong rạn san hô và thường trốn trong những kẽ đá nhỏ tới mức cá mú không thể đuổi theo.

Đăng ngày: 13/11/2017
Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Con người tìm ra rặng san hô Great Barrier Reef nhờ...trái cam

Cầm trên tay quả cam/chanh, có lẽ bạn không ngờ nó có ảnh hưởng to lớn tới quá trình khám phá thế giới của loài người như thế nào.

Đăng ngày: 07/11/2017
Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Đôi tôm bị cầm tù cả đời trong chiếc lồng bảo vệ

Câu chuyện về đôi tôm mắc kẹt vĩnh viễn không thể ra khỏi khối bọt biển hay còn gọi là hải miên trong chương trình tài liệu tự nhiên Blue Planet II trên kênh BBC khiến nhiều người xem xúc động.

Đăng ngày: 07/11/2017
Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Hàng trăm con cá mập nằm cạnh nhau dưới đáy biển Australia

Nhà nghiên cứu Neville Barrett và đồng nghiệp chạm trán đàn cá mập Port Jackson trong chuyến thám hiểm rạn san hô Australia, Earth Touch News hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 07/11/2017
Đàn mực đi săn và ăn thịt đồng loại ở độ sâu gần 800 mét

Đàn mực đi săn và ăn thịt đồng loại ở độ sâu gần 800 mét

Đoàn làm phim của chương trình tài liệu tự nhiên Blue Planet II lần đầu tiên tiếp cận độ sâu hơn 760 mét ngoài khơi Chile để ghi hinh đàn mực humboldt săn mồi, Telegraph đưa tin.

Đăng ngày: 06/11/2017
Cá voi có thể… học ngoại ngữ

Cá voi có thể… học ngoại ngữ

Một chú cá voi trắng 4 tuổi đã trở thành nhân vật chính của nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Animal Cognition.

Đăng ngày: 06/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News