Bất ngờ loài cây đầu tiên người tiền sử thuần dưỡng

Không phải thực vật cung cấp thực phẩm, thuốc lá mới là giống cây đầu tiên được người tiền sử thuần dưỡng và canh tác.

Trong tất cả các loài thực vật mà con người đã thuần dưỡng được, cây thuốc lá đóng một vai trò rất đặc biệt. Các hóa chất chứa trong lá thuốc giúp đầu óc minh mẫn hơn, tăng cường năng lượng, nhưng dùng với liều cao sẽ gây ảo giác, ảo thị.

Một công trình nghiên cứu của nhóm khảo cổ thuộc Trường đại học Troy (Mỹ) được công bố trên tạp chí chuyên ngành uy tín Journal of Archaeological Science kết luận rằng con người đã biết hút thuốc từ hơn 6.000 năm trước.


Ở các nước đang phát triển số người hút thuốc ngày càng tăng - (Ảnh: MIC).

Khởi đầu cách mạng nông nghiệp, giúp tiến hóa

Từ trước nay, giới khảo cổ vẫn thắc mắc tại sao người tiền sử châu Mỹ vẫn phát triển ổn thỏa với lối sống du mục săn bắt hái lượm bỗng quay sang lối sống định cư trồng trọt. Điểm đáng chú ý nhất là thời điểm này cũng trùng hợp với việc con người bắt đầu biết hút thuốc.

Phải chăng chính vì muốn có thuốc hút mà người tiền sử bắt đầu nghiên cứu việc thuần dưỡng và trồng cây thuốc lá, nhờ đó đã tạo nên một cách mạng về nông nghiệp ở châu Mỹ? Bởi từ đó, con người cũng tiến hành thuần dưỡng các loại thực vật cung cấp thực phẩm khác tiếp theo việc trồng cây thuốc lá, nhờ đó cuộc sống và nền văn minh phát triển lên mức cao hơn.

Không chỉ vậy, nhiều nhà khoa học cho rằng chính thuốc lá đã góp phần giúp con người tiến hóa. 

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Oxford (Anh) công bố năm 2016 cho biết hút thuốc làm biến đổi một số gene con người. Nhờ đó, con người tiền sử có khả năng chống chịu tốt hơn với các chất gây ung thư (carcinogen) từ thịt nướng cháy khét và khói độc từ những đống lửa mà họ đốt hàng ngày để nấu nướng và sưởi ấm.

Chính nhờ sự biến đổi gene có lợi này nên từ nhiều thiên niên kỷ nay, loài người mới có thể sống sót khi hút tràn lan các loại thuốc lá và cần sa. Điểm đặc biệt là sự biến đổi gene này chỉ xuất hiện ở tổ tiên loài người Homo sapiens, nhưng không tìm thấy ở giống người cổ Neanderthal đã tuyệt chủng, vốn không biết hút thuốc.


Trong thập niên 1960 Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu thuốc lá lớn nhất thế giới - (Ảnh: Wikipedia).

Đến ngành kinh doanh béo bở

Nhóm nghiên cứu đã tốn rất nhiều công sức săn tìm những bằng chứng về tập quán hút thuốc của người tiền sử. Họ khai quật các di chỉ cổ và lục lọi trong bộ sưu tập của các viện bảo tàng, cạo những mẫu cao thuốc từ các tẩu hút có tuổi đời hơn 3.000 năm, lấy cao từ hàm răng của những xác ướp cổ.

Công phu hơn nữa, họ dò tìm dấu vết của những hóa chất có trong thuốc lá còn lưu lại trong những mớ tóc của người cổ xưa.

Một nhóm khảo cổ khác ở Đại học bang Washington (Mỹ) cũng tiến hành nhiều cuộc khai quật ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi do khí hậu lạnh và ẩm ướt nên chỉ có 2 giống cây thuốc lá Nicotiana quadrivalvis và Nicotiana attenuate là mọc được. Họ đã tìm thấy 12 cái tẩu hút thuốc được làm cách đây 1.200 năm, trong đó có 8 cái là có dấu vết của chất nicotine.

Các khám phá này chứng minh rằng người bản địa châu Mỹ đã biết hút trước từ rất lâu trước khi người châu Âu tìm ra tân lục địa này. Đó cũng là lý do tại sao các sắc dân bản địa châu Mỹ hiện nay lại có tỉ lệ nghiện hút cao hơn hẳn so với các nhóm chủng tộc nhập cư.

Những người châu Âu đầu tiên đến châu Mỹ cũng thử hút thuốc vì tò mò và trở nên nghiện, nhờ vậy thuốc lá mới phổ biến sang lục địa già.

Thời đó, việc hút thuốc được xem như một trong những nghi thức chủ yếu để thiết lập mối quan hệ cộng đồng, người ta tụ tập để uống rượu và hút thuốc để giao lưu và mở rộng quan hệ xã hội.

Không dừng lại ở đó, thuốc lá trở thành một ngành kinh doanh béo bở. Ở Bắc Mỹ, trước khi có các đồn điền chuyên canh bông vải, người châu Âu đã thiết lập những trang trại trồng cây thuốc lá với quy mô lớn.

Trong thời kỳ 1617-1793, thuốc lá là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất ở Bắc Mỹ sang châu Âu, cho đến những năm 1960, Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu thuốc lá nhiều nhất thế giới.

Hiện nay, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn cầu có 1,1 tỉ người nghiện hút thuốc, trong đó 80% là người dân các nước đang phát triển và đa số thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Hút chung tẩu thuốc sau một cuộc giao dịch thành công là nghi thức không thể thiếu của thổ dân châu Mỹ - (Ảnh: worthpoint).


Người châu Âu thế kỷ 19 xem hút thuốc là một phần không thế thiếu trong mở rộng quan hệ xã hội - (Ảnh: Wikipedia).

Nếu những nhận định của giới khoa học là chính xác về việc hút thuốc đã tạo nên một cuộc cách mạng nông nghiệp thời tiền sử và cải thiện gene loài người theo hướng tốt hơn (có một số ít người có sức đề kháng cực cao với khói thuốc, nên dù họ hút thuốc từ rất trẻ cho đến tuổi già mà không hề bị ảnh hưởng gì), thì thuốc lá quả là con dao hai lưỡi: mang lại lợi ích lớn lao thời xa xưa, nhưng thời hiện đại nó lại mang đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của con người và môi trường sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày

Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới

Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Đăng ngày: 17/02/2025
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 02/02/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News