Bất ngờ phát hiện 'bằng chứng cổ xưa nhất' có thể thay đổi cả lịch sử loài người

Các nhà nghiên cứu đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra những dấu tích lâu đời nhất có khả năng sẽ kéo dài dòng thời gian của nhân loại thêm 30.000 năm.

Bất ngờ phát hiện 'bằng chứng cổ xưa nhất' có thể thay đổi cả lịch sử loài người
Phát hiện mới có thể làm thay đổi lịch sử loài người. Ảnh: SWNS

Khám phá này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng khảo cổ học, vì những di vật này chứng minh rằng con người hiện đại đã xuất hiện trên Trái đất trước khoảng 230.000 năm so với những gì chúng ta đã biết. Mặc dù hóa thạch, với tên gọi "Omo I", được phát hiện ở Ethiopia vào năm 1967, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn trong việc ước tính chính xác những hài cốt đó bao nhiêu tuổi.

Giờ đây, một nhóm chuyên gia quốc tế do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge dẫn đầu đã xác định rằng hóa thạch này lâu đời hơn nhiều so với tính toán trước đây. Họ đã tìm ra điều này bằng cách xác định niên đại các dấu vết hóa học của lớp tro núi lửa được tìm thấy bên trên và bên dưới lớp trầm tích nơi những hóa thạch được tìm thấy.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Céline Vidal, cho biết: "Sử dụng các phương pháp này, tuổi được chấp nhận chung của hóa thạch Omo là dưới 200.000 năm, nhưng vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn xung quanh con số này".

Trong dự án kéo dài 4 năm này, Tiến sĩ Vidal và các đồng nghiệp của bà đã cố gắng xác định niên đại của tất cả các vụ phun trào núi lửa lớn trong Khe nứt Ethiopia vào khoảng thời gian xuất hiện người Homo sapiens, thời kỳ cuối Trung Pleistocen.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu đá bọt từ trầm tích núi lửa và mài chúng xuống kích thước còn nhỏ hơn cả milimet. Tiến sĩ Vidal cho biết: "Mỗi vụ phun trào đều có dấu vết riêng của nó, bạn phải xác định chúng theo con đường magma. Sau khi nghiền đá, bạn giải phóng các khoáng chất bên trong, sau đó bạn có thể xác định niên đại của chúng và xác định dấu hiệu hóa học của thủy tinh núi lửa giữ các khoáng chất lại với nhau".

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Asfawossen Asrat, thuộc Đại học Addis Ababa ở Ethiopia, cho biết: "Xem xét kỹ hơn địa tầng của Hệ tầng Omo Kibish, đặc biệt là các lớp tro, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy tuổi của những người Homo sapiens lâu đời nhất trong khu vực thêm ít nhất là 230.000 năm".

Đồng tác giả, Tiến sĩ Aurélien Mounier cho biết: "Không giống như các hóa thạch thời kỳ Trung Pleistocen khác được cho là thuộc giai đoạn đầu của dòng Homo sapiens, Omo I sở hữu những đặc điểm con người hiện đại rõ ràng, chẳng hạn như vòm sọ hình cầu và có cằm. Trên thực tế, ước tính niên đại mới khiến nó trở thành loài Homo sapiens lâu đời nhất ở châu Phi".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bộ áo giáp bằng vảy da quý hiếm được phát hiện ở khu lăng mộ Trung Quốc

Bộ áo giáp bằng vảy da quý hiếm được phát hiện ở khu lăng mộ Trung Quốc

Khoảng 2.500 năm trước, một người đàn ông ở Tây Bắc Trung Quốc được chôn cất với bộ áo giáp làm từ hơn 5.000 vảy da.

Đăng ngày: 14/01/2022
Phát hiện

Phát hiện "kinh hoàng" trong hố phân các dinh thự giàu có nhất Jerusalem cách đây 2700 năm

Các nhà nghiên cứu Israel gần đây đã phát hiện ra rằng những cư dân giàu có nhất thành Jerusalem cổ đại đã mắc phải một loại ký sinh trùng đường ruột do vấn đề vệ sinh.

Đăng ngày: 14/01/2022
Tìm ra

Tìm ra "ma dược điều khiển tâm trí" từ di tích ngàn năm ở Peru

Các câu chuyện nhuốm màu kỳ bí về Peru cổ xưa từng nói đến khả năng điều khiển tâm trí các chiến binh và thần dân của vua chúa và các quý tộc.

Đăng ngày: 13/01/2022
Bí ẩn về 11 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất và tiên đoán về sự kiện thứ 12

Bí ẩn về 11 cuộc đại tuyệt chủng trên Trái đất và tiên đoán về sự kiện thứ 12

Tính đến thời điểm hiện tại, những sự kiện mang tính diệt vong vẫn ẩn chứa vô vàn bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết.

Đăng ngày: 13/01/2022
Con người đã biết thưởng thức phô mai và bia từ cách đây 2700 năm trước

Con người đã biết thưởng thức phô mai và bia từ cách đây 2700 năm trước

Bia và phô mai là sự kết hợp không gì quá lạ, mà ngược lại còn rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

Đăng ngày: 12/01/2022
Tìm thấy hóa thạch

Tìm thấy hóa thạch "rồng biển" 180 triệu năm tuổi dài hơn 10m

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện bộ xương khổng lồ của một con ngư long sinh sống ở vùng biển Anh cách đây 180 triệu năm.

Đăng ngày: 12/01/2022
Nghiên cứu mới thay đổi quan niệm về sự sụp đổ của nền văn minh Maya

Nghiên cứu mới thay đổi quan niệm về sự sụp đổ của nền văn minh Maya

Mặc dù chưa có câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân nền văn minh Maya sụp đổ, các nhà khoa học cho rằng những biến động kinh tế-xã hội cũng có một vai trò nhất định.

Đăng ngày: 11/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News