Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ

Phân tích hóa thạch mới cho thấy chim biển Plotopteridae ở Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với chim cánh cụt khổng lồ đã tuyệt chủng ở New Zealand.

Khoảng 62 triệu năm trước, có đến 9 loài chim cánh cụt sinh sống trên vùng biển nhiệt đới New Zealand. Một số có kích thước tương đương những con chim cánh cụt hiện đại, nhưng một số khác như Crossvallia waiparensis có thể phát triển tới chiều cao 1,6 m, bằng một người phụ nữ trưởng thành.

Trong khi đó, chim biển Plotopteridae mới xuất hiện trên Trái Đất từ hơn 30 triệu năm trước. Hóa thạch của chúng chỉ được tìm thấy tại một số địa điểm ở Nhật Bản và Bắc Mỹ. Một số mẫu vật Plotopteridae thậm chí còn lớn hơn chim cánh cụt khổng lồ với chiều cao cơ thể đạt 1,8m.

Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ
Hình ảnh phục dựng một loài Plotopteridae. (Ảnh: Mark Witton).

Mặc dù sống cách nhau gần 30 triệu năm về thời gian và 5.000km về khoảng cách địa lý, hai loài chim cổ đại này lại có sự giống nhau đến kinh ngạc. Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các chuyên gia tại Bảo tàng Canterbury ở New Zealand cho thấy ngoài hình dạng cánh giống nhau, cả hai loài đều sở hữu chiếc mỏ dài với lỗ mũi giống như khe, cũng như cấu trúc xương ngực và xương vai thuận lợi cho việc bơi lặn.

"Plotopteridae trông giống chim cánh cụt, bơi giống chim cánh cụt và có lẽ cũng ăn như chim cánh cụt, nhưng chúng không phải là chim cánh cụt", tác giả chính của nghiên cứu Paul Scofield, quản lý Bảo tàng Canterbury mô tả trong bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tiến hóa và Phân loại Động vật học hôm 29/6.

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng về thể chất, Plotopteridae và chim cánh cụt khổng lồ không có quan hệ họ hàng. Plotopteridae có liên quan chặt chẽ với một số loài chim biển khác như cốc, ó biển và chim điên.

"Đây là một ví dụ về thứ mà chúng ta gọi là tiến hóa hội tụ, khi các sinh vật thuộc dòng dõi, họ hàng khác nhau phát triển các đặc điểm hình thái giống nhau trong điều kiện môi trường tương tự", đồng tác giả của nghiên cứu Vanesa De Pietri, người phụ trách Bảo tàng Canterbury chia sẻ.

Giống như chim cánh cụt, các nhà khoa học cho rằng Plotopteridae cũng tiến hóa từ các loài tổ tiên bay lượn trên trời, săn mồi bằng cách lao từ trên không trung xuống nước. Theo thời gian, chúng phát triển kỹ năng bơi lội và thích nghi với cuộc sống bên dưới mặt đất và đại dương.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Ma dược" trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất?

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một vấn đề kinh hoàng ở di tích thành phố Tikal của người Maya, liên quan đến thứ tạo nên sắc đỏ đáng sợ trong mộ cổ một vị nữ hoàng.

Đăng ngày: 01/07/2020
Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Nhà khảo cổ học người Thụy Điển tái tạo thành công gương mặt của người đàn ông sinh sống ở thời kỳ đồ đá tại Motala, Thụy Điển cách đây 8.000 năm.

Đăng ngày: 30/06/2020
Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Sau khi tháo dở, di dời một số nhà dân sống trên khu vực Thượng thành của Kinh thành Huế, cơ quan chức năng phát hiện 2 cổng thành có kiến trúc độc đáo...

Đăng ngày: 30/06/2020
Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Tất cả hài cốt được sắp xếp ngay ngắn theo hướng đông-tây, một số ngậm đồng xu trong miệng theo phong tục cổ.

Đăng ngày: 29/06/2020
Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học phát một hiện loài thú túi tiền sử chưa từng được biết tới có quan hệ họ hàng gần với gấu túi mũi trần.

Đăng ngày: 29/06/2020
100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

Ngày nay, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được coi là loài kỳ giông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất, dài đến 180 cm, nhưng trong quá khứ, tại Nam Cực còn tồn tại một loài kỳ nhông còn to lớn hơn chúng rất nhiều.

Đăng ngày: 28/06/2020
Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Thằn lằn cổ rắn là một chi bò sát biển lớn đã tuyệt chủng thuộc bộ Plesiosauria. Mẫu vật đầu tiên được phát hiện bởi Mary Anning trong khoảng hai năm 1820-1821 nhưng bị thiếu mất hộp sọ.

Đăng ngày: 28/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News