Bất ngờ thú vị về “họ” của người Nhật

Tại “Xứ sở hoa anh đào” hiện nay có khoảng hơn 120.000 họ khác nhau và đây là đất nước có số lượng họ nhiều nhất thế giới. Đây có lẽ là một nét đặc sắc trong văn hóa của người Nhật khi mà ngay cả những người bản xứ đôi lúc cũng không biết đọc, viết họ của đồng bào mình ra sao. Thêm một điều thú vị nữa là, Thiên hoàng - dòng dõi trị vì hàng ngàn năm ở đất nước này là dòng tộc duy nhất không có họ ...

Bất ngờ thú vị về “họ” của người Nhật
Nhật Bản có hơn 120.000 họ.

Nguồn gốc

Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 17, tên của người Nhật đã được sử dụng khá rộng rãi (trừ các Samurai không được mang tên), thế nhưng người Nhật có rất ít dòng dõi có họ (gia đình vương tướng, quý tộc).

Trước cải cách Minh Trị, 80% dân số Nhật không có họ. Kể từ những năm 1883, để tiện việc quản lý, thu thuế, mỗi người dân bị bắt buộc phải tự chọn và đăng ký họ cho riêng mình. Người dân bắt đầu cuống cuồng đi tìm cái họ cho mình, đa số họ nhờ những người tri thức, trưởng thôn đặt họ… và đã có vô số họ được đặt theo đặc điểm của vị trí gia đình, cây cối, và thậm chí là theo họ của hàng xóm…

Bất ngờ thú vị về “họ” của người Nhật
Thiên hoàng Minh Trị, người đã gián tiếp giúp người dân Nhật Bản có họ,…
nhưng dòng dõi ông lại không có họ.

Và điều thú vị

Vì có quá nhiều người cần đặt họ nên trưởng thôn, những người tri thức đã giao quy ước đặt họ rằng:

- Nhà chú có một cây tùng nên lấy họ là: Matsushita (nghĩa: dưới gốc tùng).

- Nhà chú trước con sông nên lấy họ là: Maekawa (nghĩa: con sông phía trước).

Bất ngờ thú vị về “họ” của người Nhật
Sông, núi…là nguồn gốc của rất nhiều dòng Họ tại Nhật Bản.

Vậy là người dân đua nhau tự đặt tên như vậy: ai ở trong núi thì mang họ là Yamashita, ai ở ngoài đảo thì lấy họ: Nakajima…

Đặt theo tên địa danh: Chiba, Wakamatsu…, theo đặc điểm sông núi, ruộng đồng: Mori, Yamada, Ogawa…, theo phương hướng: Higashi, Nishimura…và những họ như thế này chiếm tới 90% tổng số hơn 120.000 họ của người Nhật.

Đặt ghép theo họ của dòng dõi nổi tiếng: Fujiwara. Họ ghép chữ Fuji vào tên địa phương: Kato, Ito, Sato, Saito, Koto, Goto… tạo ra những tên họ như: Fujikato, FujiIto….trong khi hậu duệ của Fujiwara mang họ: Fujikawa, Fujimoto, Fujiwara.

Chính vì vậy: ở tỉnh Achi, có một ngôi làng mang toàn họ thực vật: Daikon (củ cải), Ninjin (Cà rốt)… Có làng lại mang toàn tên tôm, cá: Tai, Himera… giống hệt thủy cung. Có khi cả làng cùng mang một họ, điều này làm khó khăn hơn bao giờ hết cho những bác đưa thư.

Hiện nay ở Nhật trong số hơn 120.000 họ thì có một số họ chiếm số lượng lớn là: Sato, Suzuki, Takahashi, Tanaka, Watanabe, Ito, Yamamoto, Nakamura, Kobayashi và Kato.

Điều đặc biệt, mặc dù cai trị đất nước hàng ngàn năm lịch sử, thế nhưng Thiên Hoàng là dõng dõi duy nhất không có họ tại đất nước nhiều họ nhất thế giới này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News