Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Nhà khảo cổ học người Thụy Điển tái tạo thành công gương mặt của người đàn ông sinh sống ở thời kỳ đồ đá tại Motala, Thụy Điển cách đây 8.000 năm.

Năm 2012, các nhà khảo cổ học tìm thấy một khu chôn chất thời kỳ đồ đá có niên đại 8.000 năm ở Motala, Thụy Điển.

Tại khu chôn cất, nhóm khảo cổ phát hiện hộp sọ của 11 người lớn và 1 trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 1 người lớn và trẻ sơ sinh còn hàm nguyên vẹn.

Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi
Khuôn mặt của người đàn ông 8.000 tuổi sau khi được phục dựng.

Từ một trong các hộp sọ không còn hàm, nhà khảo cổ học và nhà điêu khắc chuyên về tái tạo khuôn mặt người Thụy Điển Oscar Nilsson đã cố gắng phục chế gương mặt hoàn chỉnh.

Để làm được điều này, trước hết Nilsson chụp CT hộp sọ để tạo ra hình ảnh 3D ảo. Sau đó, ông sử dụng dữ liệu thu được từ quá trình chụp CT để in ra bản sao nhựa của hộp sọ bằng máy in 3D.

Dựa trên số đo của hộp sọ, Nilsson tiếp tục tạo ra phần hàm cho người đàn ông thời kỳ đồ đá.

Phân tích DNA trước đó cho thấy người đàn ông có thể có mái tóc màu nâu sẫm, đôi mắt xanh và nhiều khả năng khoảng 50 tuổi.

Hộp sọ có 1 vết thương dài 2,5 cm, dấu hiệu cho thấy người này bị chấn thương từ một vật gì đó tương đó cùn. Nhưng vết sẹo đã lành trước khi người đàn ông chết. Do đó có thể kết luận cú đánh chỉ gây chấn thương chứ không đoạt mạng ông này.

Từ đó Nilsson tạo ra mô sẹo cho vết thương và để phần tóc của người đàn ông khá ngắn để lộ ra vết sẹo.

Bức tượng bán thân được Nilsson phục dựng hiện được trùng bày tại Motala, Thụy Điển.

Trong quá khứ, Nilsson từng phục dựng gương mặt nữ quý tộc Peru sống cách đây 1.200 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Sau khi tháo dở, di dời một số nhà dân sống trên khu vực Thượng thành của Kinh thành Huế, cơ quan chức năng phát hiện 2 cổng thành có kiến trúc độc đáo...

Đăng ngày: 30/06/2020
Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Phát hiện nghĩa địa cổ chôn cất khoảng 100 trẻ em

Tất cả hài cốt được sắp xếp ngay ngắn theo hướng đông-tây, một số ngậm đồng xu trong miệng theo phong tục cổ.

Đăng ngày: 29/06/2020
Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Hóa thạch tiết lộ loài thú túi khổng lồ

Các nhà cổ sinh vật học phát một hiện loài thú túi tiền sử chưa từng được biết tới có quan hệ họ hàng gần với gấu túi mũi trần.

Đăng ngày: 29/06/2020
100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

100 triệu năm trước, Nam Cực từng tồn tại loài kỳ nhông khổng lồ to lớn hơn cả xe ô tô

Ngày nay, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được coi là loài kỳ giông lớn nhất thế giới cũng như loài lưỡng cư lớn nhất, dài đến 180 cm, nhưng trong quá khứ, tại Nam Cực còn tồn tại một loài kỳ nhông còn to lớn hơn chúng rất nhiều.

Đăng ngày: 28/06/2020
Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Những con thằn lằn cổ rắn thời tiền sử có khả năng lặn tương tự với cá nhà táng hiện đại

Thằn lằn cổ rắn là một chi bò sát biển lớn đã tuyệt chủng thuộc bộ Plesiosauria. Mẫu vật đầu tiên được phát hiện bởi Mary Anning trong khoảng hai năm 1820-1821 nhưng bị thiếu mất hộp sọ.

Đăng ngày: 28/06/2020
Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Phát hiện thực đơn của người châu Phi sử dụng hơn 5.000 năm trước khi di cư

Hải sản là thức ăn chủ yếu của đoàn người di cư từ châu Phi qua Ả Rập khoảng 5.000 năm trước.

Đăng ngày: 28/06/2020
Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?

Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 26/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News