Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời

Các nhà thiên văn học tìm thấy chuẩn tinh lớn nhất từ trước tới nay trong vũ trụ sơ khai, cách Trái đất hơn 13 tỷ năm ánh sáng.

Chuẩn tinh là những thiên thể mạnh mẽ nhất trong vũ trụ. Chúng là phần lõi của các thiên hà xa xôi, được tạo ra khi một hố đen siêu lớn ở trung tâm "nuốt chửng" vật chất xung quanh và phát ra bức xạ cực mạnh. Vật thể giống sao này được cấp năng lượng bằng vật chất vô hạn và có thể tỏa sáng gấp 1.000 lần toàn bộ ngôi sao trong thiên hà chủ.

Kể từ khi biết đến sự tồn tại của chuẩn tinh, các nhà thiên văn học rất muốn xác định khi nào chúng xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử vũ trụ. Vật thể mới được phát hiện, J1007 + 2115, chính là một trong những chuẩn tinh cổ xưa nhất từng được khám phá cho tới nay, theo công bố trên tạp chí vật lý thiên thể Astrophysical Journal Letters.

Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời
Đồ họa mô phỏng chuẩn tinh J1007 + 2115. (Ảnh: Phys).

J1007 + 2115 cũng là chuẩn tinh xa nhất và mạnh mẽ nhất. Nó chứa một hố đen siêu khối lượng nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt Trời và phải mất 13,02 tỷ năm, ánh sáng từ thiên thể mới tới được Trái Đất. Các nhà thiên văn học ước tính nó hình thành sau Vụ nổ Lớn (Big Bang) chỉ 700 triệu năm. 

"Đó là con quái vật cổ xưa nhất mà chúng ta từng biết về chuẩn tinh", tác giả chính của nghiên cứu Jinyi Yang, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đài quan sát Steward của Đại học Arizona, Mỹ nhấn mạnh. "Nó chỉ mất một thời gian rất ngắn để hố đen nhỏ phát triển tới kích thước khổng lồ. Phát hiện này đặt ra thách thức lớn cho các nhà thiên văn học về lý thuyết hình thành và phát triển của hố đen trong vũ trụ sơ khai".

Nhóm nghiên cứu cho rằng J1007 + 2115 phải bắt đầu từ một hố đen "hạt giống" nặng gấp 10.000 lần Mặt Trời ngay từ 100 triệu năm sau sự kiện Big Bang. Tuy nhiên, theo mô hình vũ trụ hiện tại, vào thời kỳ bình minh của vũ trụ, các nguyên tử ở quá xa nhau để tương tác và tạo thành sao, hố đen hay thiên hà. Sự ra đời của các thiên thể chỉ có thể bắt đầu từ Kỷ nguyên tái sinh, xảy ra khoảng 400 triệu năm sau Vụ nổ Lớn.

Chuẩn tinh chứa hố đen nặng gấp 1,5 tỷ lần Mặt trời
Chuẩn tinh J1007 + 2115 (bên phải) hình thành từ hố đen hạt giống (bên trái). (Ảnh: Phys).

J1007 + 2115 được phát hiện thông qua một cuộc tìm kiếm có hệ thống về các chuẩn tinh xa nhất. Dự án được thực hiện bởi một nhóm gồm 30 chuyên gia từ Trung tâm Thiên văn học Imiloa của Hawaii, dựa trên các quan sát từ Kính viễn vọng mặt đất Maunakea ở Hawaii và Kính viễn vọng 4 m Víctor M. Blanco đặt tại Đài thiên văn liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng?

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu sao chổi Halley lao thẳng vào Mặt trăng?

Được đặt tên theo nhà vật lý thiên văn học người Anh Edmund Halley, sao chổi Halley là một trong những sao chổi nổi tiếng nhất lịch sử thiên văn học.

Đăng ngày: 27/06/2020
Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ

Siêu dự án của Elon Musk có thể khiến ngành viễn thông sụp đổ

Mục tiêu mang kết nối Internet đến khắp nơi trên thế giới của Starlink có thể đe dọa các nhà cung cấp Internet truyền thống.

Đăng ngày: 26/06/2020
Phát hiện một mặt trăng màu tím có thể đầy sinh vật ngoài Trái đất

Phát hiện một mặt trăng màu tím có thể đầy sinh vật ngoài Trái đất

Mặt trăng tuyệt đẹp mang tên Triton của Sao Hải Vương, ánh lên màu tím nhạt qua ống kính tàu vũ trụ NASA, có thể sở hữu một đại dương đầy sự sống.

Đăng ngày: 26/06/2020
Phát hiện ngoại hành tinh mới quay quanh sao lùn đỏ

Phát hiện ngoại hành tinh mới quay quanh sao lùn đỏ

Các nhà khoa học tìm thấy ngoại hành tinh có kích thước tương đương sao Hải Vương quay quanh ngôi sao AU Mic cách Trái đất 32 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 26/06/2020
Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi

Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi

Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống.

Đăng ngày: 25/06/2020
Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Hành tinh thứ 9 có thực sự tồn tại trong Hệ Mặt trời?

Nhiều năm qua, các nhà thiên văn học liên tục tìm kiếm sự tồn tại của hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 25/06/2020
Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất

Buộc các tiểu hành tinh lại bằng dây để tránh va chạm với Trái đất

Hệ thống dây cáp trước đây vốn được sử dụng cho thang máy không gian, kết nối Mặt Trăng và Trái Đất, giờ đây có thể được dùng để buộc các tiểu hành tinh lại với nhau.

Đăng ngày: 25/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News