Bất ngờ trước tình bạn của một trong những sinh vật cô độc và lạnh lùng nhất thế giới
Thường được coi là một sinh vật đơn độc và lạnh lùng, rắn được cho là loài không có tương tác xã hội với nhau.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy rằng mối quan hệ của chúng với đồng loại có thể, trên thực tế, phức tạp hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Tại Đại học Wilfrid Laurier, Canada, 40 con rắn sọc dài (Thamnophis sirtalis) còn trẻ, có nguồn gốc ở Đông Nam và hầu hết Bắc Mỹ, được cho vào một buồng với 4 nơi trú ẩn riêng biệt theo từng nhóm 10 con. Trong tám ngày, nhà tâm lý học so sánh Noam Miller và sinh viên Noam Skinner của mình đã quan sát những con rắn này (đã được đánh dấu bằng các chấm màu sắc) bò trườn ở trong và xung quanh nơi trú ẩn.
Các con rắn này dường như chủ động tìm kiếm sự tương tác xã hội.
Hai lần mỗi ngày, vị trí của các con rắn được ghi lại, nơi nhốt chúng được khử mọi mùi hôi, và sau đó chúng lại được đặt trở lại vào các vị trí khác. Bên cạnh thực tế là các con rắn này dường như chủ động tìm kiếm sự tương tác xã hội, túm tụm theo nhóm từ ba đến tám con, chúng cũng được thấy rằng thường xuyên tụ tập với cùng một con nào đó. Những nhóm này – theo một cách nào có – cũng giống đến bất ngờ với các nhóm động vật có vú, bao gồm cả con người, Skinner cho biết.
Trên thực tế, các động vật khác chứng đã được chứng minh là có “bạn thân”. Chim hồng hạc duy trì quan hệ bạn bè trong vài năm (và chủ động tránh xa những con khác), trong khi đó dơi quỷ bồi dưỡng tình bạn bằng những cái hôn kiểu Pháp với chiếc mồm đầy máu của chúng. Nhưng rắn hiếm khi được đưa vào các nghiên cứu như vậy, bởi vì quan niệm được định sẵn là chúng cũng thực sự lạnh lùng với cả đồng loại.
Như Skinner và Miller giải thích trong bài báo của họ được công bố trên tạp chí Sinh học xã hội và Hành vi: “quan điểm đó được đặt nặng thêm bởi thực tế là ở một số loài bò sát, các tương tác xã hội bị che dấu, do đặc tính bí mật của chúng, và các hành vi xã hội đó thường được thực hiện thông qua những tín hiệu hóa học vô hình”.
Để hiểu thêm về con đường nghiên cứu vắng vẻ này, hai thầy trò cũng đã kiểm tra tính cách của loài rắn khi đánh giá sự táo bạo của chúng. Cả trong kịch bản riêng lẻ và theo nhóm, họ đã đo khoảng thời gian rắn ra khỏi nơi trú ẩn.
Những con táo bạo hơn thì khám phá khu vực nhốt chúng, trong khi những con nhút nhát hơn thì vẫn ở bên trong nơi trú ẩn. Những khác biệt đơn lẻ này cuối cùng đã ảnh hưởng đến cách chúng tương tác với nhau, mặc dù những con rắn tạo bạo hơn đã không chống nổi cái gọi là “tâm lý bầy đàn” khi co cụm lại với “bạn bè”, chúng dành đến 94% thời gian trong vùng an toàn của mình.
Tuy nhiên, đây có thể là lợi thế của chúng, vì trong tự nhiên, các nhóm như vậy có thể bảo vệ chúng trước con mồi và giúp giữ nhiệt và độ ẩm. Mặc dù nghiên cứu này chỉ tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm, các tác giả vẫn cho rằng những hành vi xã hội này cũng xảy ra trong tự nhiên cũng như giữa các loài bò sát khác.
Hơn nữa, việc phát hiện ra rắn cũng thích một số con khác hơn có thể giúp ích cho các nỗ lực bảo tồn, vì việc di dời chúng theo cả “nhóm bạn bè” có thể ngăn chúng trốn khỏi môi trường sống an toàn.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa biết điều gì tạo nên tình bạn giữa những con rắn sọc dài này, nhưng dường như những con rắn trườn với nhau sẽ ở cùng nhau.
- Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc
- Tại sao giá sản phẩm thường được niêm yết thành số lẻ?
- Chuyện khó tin nhưng có thật: Thủ đô Bồ Đào Nha từng nằm ở Brazil