Tại sao chim hồng hạc đứng trên một chân

Đó là một điều hết sức đơn giản, nhưng nó cũng là điều bí ẩn nhất của tự nhiên, tại sao chỉ có chim hồng hạc mới đứng trên một chân?

Câu hỏi này của các du khách của sở thú cũng tương tự như thắc mắc của các nhà nghiên cứu về sinh vật học. Trong khi rất nhiều lý thuyết được đưa ra thì chưa ai có thể cung cấp một giải thích hợp lý nhất.

Cho đến nay, sau nghiên cứu của Captive Caribbean flamingos (hồng hạc Caribbean), hai nhà khoa học Mỹ tin rằng họ đã có câu trả lời cuối cùng. Chim hồng hạc đứng trên một chân là để điều hòa nhiệt độ cơ thể của chúng, họ nói. 

Tại sao chim hồng hạc đứng trên một chân

Chim hồng hạc đứng một chân. (Ảnh: BBC)

Matthew Anderson và Sarah Williams dựa trên so sánh của các nhà tâm lý học tại Đại họcSaint-Joseph ở Philadelphia, Hoa Kỳ, quan tâm đến sự tiến triển của các hành vi của chim hồng hạc.

Chim hồng hạc thu hút sự chú ý của tôi vì nhiều lý do khác nhau”. Anderson nói.  "Nói một cách khoa học, việc sống thành bầy của chúng rất lý tưởng cho việc nghiên cứu và các điều tra xã hội, ảnh hưởng hành vi. Về mặt thẩm mỹ, chúng rất lớn, đẹp và mẫu mực”.

Anderson và Williams đã bắt đầu nghiên cứu của họ từ sự phát triển hơn hẳn của chim hồng hạc: chúng cho thấy sở thích với những phần trên cơ thể, phản ứng của các cơ quan mà chúng sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ, như một con người, chỉ có thể hoặc là tay phải, hoặc là tay trái.

Họ thấy rằng chim hồng hạc thích xoay đầu của chúng sang một bên hơn là bên kia, và chim hồng hạc hướng đầu về phía có sự công kích chúng.

Cuộc nghiên cứu chủ yếu để chỉ ra rằng tại sao chim hồng hạc thích đứng trên một chân hơn chân kia và từ đó dần dần đứng trên một chân ở mọi nơi.

Để điều tra, Anderson và Williams dành vài tháng quan sát thói quen của hồng hạc Caribbean (Captive Caribbean flamingos) tại sở thú Philadelphia, Pennsylvania, từng con sẽ được đánh dấu để dễ nhận ra.

Lúc đầu, họ khảo sát thấy đứng trên một chân sẽ giúp cho các loài chim giảm mệt mỏi hay giúp chúng thoát khỏi các loài thú ăn thịt nhanh hơn bằng cách rút ngắn thời gian để bay lên.

Cả hai giả thuyết trên đều được xem như là lý do cho việc đứng một chân của chim hồng hạc.

Các nhà khoa học đã đưa ra một số thói quen như là lợi ích của việc đứng trên một chân, như các nghiên cứu đã cho thấy chim hồng hạc đứng lâu hơn, do đó có nhiều năng lượng hơn để di chuyển tới sau khi nghỉ ngơi trên một chân hơn là sau khi nghỉ trên 2 chân.

Các loài chim cũng cho thấy rằng chúng thích đứng trên một chân hơn là chân kia. Và cũng không loại trừ khả năng đứng trên một chân giúp loài chim giữ thăng bằng tốt hơn trong điều kiện có gió, một ý kiến khác được đưa ra.  

Tại sao chim hồng hạc đứng trên một chân

Chim hồng hạc thích sống bầy đàn. (Ảnh: Amazonaws)

Tuy nhiên, trong báo cáo ở tạp chí Journal Zoo Biology, các nhà khoa học cũng nói rằng khi đứng dưới nước, chim hồng hạc thích đứng trên một chân nhiều hơn khi đứng trên đất liền.

Nói tóm lại, những con chim đứng trên một chân để bảo tồn nhiệt độ cơ thể chúng. Nếu chúng đưa hai chân vào nước thì chúng sẽ mất nhiều nhiệt hơn là một chân, đặc biệt là khi chúng phải mất nhiều thời gian lội trong nước.

Các kết quả cuối cùng cung cấp bằng chứng rằng đứng trên một chân là một nguyên tắc nghỉ ngơi của chim hồng hạc”, Anderson khẳng định.

Các loại chim cũng có khả năng thay thế khi chân chúng đứng để tránh tình trạng một chân trở nên quá lạnh. “Nếu đứng trên một chân quá lâu, chúng sẽ gặp nguy hiểm lớn là những mất mát của cơ thể và có khả năng mất những tế bào trong điều kiện quá lạnh". Anderson nói.

Các nhà nghiên cứu không tin tưởng vào những giả thuyết khác như là đứng trên một chân giúp chim hồng hạc lưu thông máu tốt hơn bằng cách hạn chế ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn của chúng. Nhưng họ không loại trừ những ý kiến rằng có thêm lợi ích khác ngoài việc giữ gìn thân nhiệt. 

Tại sao chim hồng hạc đứng trên một chân

Cò cũng là loài thích đứng một chân. (Ảnh: Flickr.com)

Các loại chim khác như diệc, cò, vịt và nhiều loài khác cũng thường đứng trên một chân trong nước, có thể hiểu là cùng một lý do với chim hồng hạc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News