Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?

Nhắc tới chim hồng hạc, người ta thường liên tưởng ngay đến những con chim chân dài khẳng khiu với bộ lông mang sắc hồng hoặc đỏ xinh đẹp. Trên thực tế, bộ lông rực rỡ, thu hút ánh nhìn này là do khẩu phần ăn của chim hồng hạc, chứ không phải do đặc điểm di truyền.

Hồng hạc là loài chim cao cẳng chân dài thường có bộ lông vũ màu hồng sáng. Với cái tên có nguồn gốc từ một từ Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha có nghĩa là “màu của lửa”, loài chim này nổi tiếng vì vẻ ngoài rực rỡ của mình. Dù đó là đặc điểm nổi bật nhất của chúng, bộ lông màu hồng của chim hồng hạc không phải là đặc điểm di truyền. Trên thực tế, loài chim này khi sinh ra có bộ lông màu xám đục. Vậy, nếu không phải là do ADN, thì tại sao những con chim này lại có bộ lông mang sắc hồng và đỏ?

Tại sao chim hồng hạc lại có màu hồng?
Màu sắc của chim hồng hạc đến từ beta carotene có trong thức ăn của chúng.

Câu nói “Bạn chính là những gì bạn ăn” đúng với chim hồng hạc hơn là với con người. Màu hồng sáng của chim hồng hạc đến từ beta carotene, một sắc tố đỏ cam được tìm thấy với số lượng lớn ở tảo, ấu trùng, và tôm nước mặn – thức ăn của chim hồng hạc trong môi trường đầm lầy.

Trong hệ tiêu hóa, các enzyme phá vỡ các carotenoid thành các sắc tố được chất béo trong gan hấp thụ và lắng đọng ở da và lông (với chim hồng hạc). Để thật sự tạo màu sắc cho các đặc tính cơ thể, carotenoid phải được tiêu thụ với lượng rất lớn. Vì bữa ăn của chim hồng hạc gần như chỉ có những đồ ăn đầy carotenoid, nên loài chim này không có vấn đề gì trong việc tự tạo màu cho mình. Mặt khác, một người sẽ cần ăn khá nhiều cà rốt (thực phẩm giàu carotenoid, cái tên cà rốt cũng bắt nguồn từ đây) để đổi màu da sang sắc cam.

Có bốn loài chim hồng hạc khác biệt, tất cả đều có nguồn gốc từ Nam Phi. Tuy nhiên, cả bốn loài này và những quần thể hồng hạc nhỏ hơn sống ở nhiều nơi tách biệt trên lục địa này. Vì điều này, màu sắc chim hồng hạc khác biệt dựa trên cơ sở nơi chúng sinh sống và nguồn thức ăn có sẵn. Một số chim hồng hạc có màu hồng đậm hơn hoặc sáng hơn; một số lại có màu đỏ và cam; những con khác thì thuần trắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Vì sao sát thủ đầm lấy như cá sấu lại sợ hà mã?

Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã?

Đăng ngày: 17/01/2020
Cá sấu có lưỡi không?

Cá sấu có lưỡi không?

Cá sấu là động vật cao cấp nhất trong tất cả các loài bò sát, sinh trứng. Cá sấu có tim 4 ngăn, cơ hoành và vỏ não.

Đăng ngày: 16/01/2020
Vì sao cá sấu nuốt mồi dưới nước mà không bị sặc?

Vì sao cá sấu nuốt mồi dưới nước mà không bị sặc?

Cá sấu là loài vật vô cùng phức tạp với những khả năng siêu việt đã trở thành động vật cao cấp nhất trong giống loài bò sát.

Đăng ngày: 16/01/2020
Tác động gene làm giun tròn tăng 500% tuổi thọ

Tác động gene làm giun tròn tăng 500% tuổi thọ

Tác động bằng kỹ thuật CRISPR lên hai mã gene IIL và TOR khiến giun tròn Elegans tăng 500% tuổi thọ, mang lại hy vọng tăng tuổi thọ cho con người.

Đăng ngày: 16/01/2020
Những loài vật có cách

Những loài vật có cách "ân ái" kinh khủng nhất thế giới

Trong thế giới động vật, chuyện ấy có thể là một môn thể thao đậm chất mạo hiểm, thậm chí với một số loài thì đó còn là hành động cuối cùng trong đời chúng có thể làm.

Đăng ngày: 15/01/2020
Sinh vật

Sinh vật "bất tử" chỉ thực sự chết khi Mặt Trời nổ tung?

Sinh vật này gần như không thể bị hủy hoại, có thể sống sót thoải mái trong điều kiện khắc nghiệt nhất và chỉ thực sự chết khi Mặt Trời nổ tung.

Đăng ngày: 15/01/2020
13 loài vật có thể bị tuyệt chủng sau thảm họa cháy rừng ở Australia

13 loài vật có thể bị tuyệt chủng sau thảm họa cháy rừng ở Australia

Sau thảm họa cháy rừng tại Australia, 13 loài vật được dự báo có thể biến mất vĩnh viễn.

Đăng ngày: 15/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News