Bất ngờ về số loài động vật không xương sống bị tuyệt chủng ở Australia
Theo phóng viên tại Sydney, một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Australia thực hiện ước tính rằng hơn 9.000 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu đến định cư tại đây vào năm 1788.
Nghiên cứu do Giáo sư John Woinarski tại Đại học Charles Darwin đứng đầu đã phát hiện ra rằng có 9.111 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia có thể đã tuyệt chủng trong 236 năm qua và cứ mỗi tuần lại có thêm 1-3 loài tuyệt chủng ở quốc gia châu Đại Dương này.
Tuy nhiên, do đây chỉ là ước tính và còn nhiều khoảng trống kiến thức, nhóm nghiên cứu cho rằng số lượng các loài đã tuyệt chủng trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số mà nghiên cứu tìm thấy, có thể lên tới 60.000 loài.
Động vật không xương sống là nền tảng của mọi môi trường lành mạnh và một hành tinh “đáng sống”. (Ảnh minh họa: AP).
Giáo sư Woinarski cho biết mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống, nhưng động vật không xương sống vẫn chưa được quan tâm bảo tồn như các loài khác.
Ông đánh giá động vật không xương sống là nền tảng của mọi môi trường lành mạnh và một hành tinh “đáng sống”. Ông giải thích: “Khi chúng ta mất đi động vật không xương sống, sức khỏe của cây trồng, đường thủy, rừng và thậm chí cả công viên địa phương và sân vườn sau nhà cũng sẽ suy giảm”.
Tiến sỹ Jess Marsh - thành viên của Hội đồng Đa dạng sinh học Australia – cũng có cùng quan điểm trên khi cho rằng hàng nghìn loài động vật không xương sống vẫn có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhiều loài đã và đang mất đi môi trường sống.
Theo ông, những loài có nguy cơ cao nhất là các loài động vật không xương sống đòi hỏi môi trường sống đặc biệt hoặc chỉ xuất hiện ở những khu vực cụ thể.
Ví dụ, loài bướm Mặt trời vàng xuất hiện ở các đồng cỏ phía Đông Nam Australia nhưng diện tích đồng cỏ rộng lớn trước đây chỉ còn lại rất ít và môi trường sống của chúng đang bị đối mặt với nguy cơ cao bị phá hủy để phát triển xây dựng.
Trong khi đó, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm rủi ro cho các loài nói trên.
Tiến sỹ Marsh kêu gọi người dân Australia hành động để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của các loài trên, bao gồm việc bảo vệ các môi trường sống quan trọng và giảm thiểu các mối đe dọa như sử dụng thuốc trừ sâu.
Hội đồng Đa dạng sinh học Australia cho rằng phát hiện trên là rất đáng báo động và ủng hộ lời kêu gọi của Giáo sư Woinarski rằng chính quyền liên bang, các bang và vùng lãnh thổ của Australia cần tăng cường nỗ lực tìm hiểu, giám sát và bảo tồn các loài động vật không xương sống.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đốm màu bí ẩn khổng lồ ở Thái Bình Dương cuối cùng cũng được hé lộ
Được biết tới kể từ năm 2010, những đốm màu khổng lồ ở Thái Bình Dương đã trở thành một bí ẩn với những ai chứng kiến.
