Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn

Thường được sử dụng kết vòng hoa trong những sự kiện quan trọng, nhưng nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người dù tiếp xúc với liều lượng nhỏ.

Nguyệt quế núi, tên khoa học là Kalmia latifolia, có màu hồng và trắng rất đẹp, nở rộ vào gần cuối mùa xuân. Đây là một loài hoa tiêu biểu cho những loài hoa đẹp xinh xắn đại diện cho bang Conneticut của Mỹ. Chúng cũng mọc ở khắp vùng phía đông nước Mỹ.

Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn
Nguyệt quế núi loài hoa xinh xắn đại diện cho bang Conneticut của Mỹ. (Ảnh minh họa).

Nguyệt quế núi cao từ 3-9m, thường mọc trên sườn núi và trong rừng. Hoa nguyệt quế núi thường nở rộ vào tháng 5, tháng 6, có hình tròn, mọc thành chùm gồm nhiều màu khác nhau, từ màu trắng, hồng nhạt, hồng đậm, màu đỏ.

Nhụy hoa rất thu hút côn trùng và ong bướm đến hút mật. Những màu rực rỡ thường là những giống lai tạo và nhân giống về sau, còn màu tự nhiên của hoa thường là màu sáng.

Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn
Hoa có màu hồng và trắng rất đẹp.

Hoa nguyệt quế không thích hợp để trồng thương mại nhưng được dùng để kết vòng hoa, và gỗ của thân cây dùng làm đồ nội thất và dụng cụ gia đình.

Dù rất lộng lẫy nhưng hoa nguyệt quế núi lại chứa độc chất gây chết người, Science Daily cho hay. Hai loại độc chính trong hoa nguyệt quế núi là andromedotoxin và arbutin. Với liều lượng cao, chất độc andromedotoxin khiến một phần trái tim đập nhanh hơn, và phần còn lại đập chậm tới mức nguy hiểm.

Bất ngờ với loài cây đẹp lộng lẫy nhưng lại có khả năng gây ra cái chết đau đớn
Nguyệt quế núi thường được sử dụng kết vòng hoa trong những sự kiện quan trọng...

Trái tim của người khỏe mạnh có cánh cổng tự nhiên để ngăn chặn một nửa số xung điện ảnh hưởng tới tim. Chất độc sẽ gây ra hội chứng Wolff – Parkinson – White, khiến hoạt động của cánh cổng rối loạn. Khi đó toàn bộ xung điện sẽ chạy tới tim, khiến tim ngừng đập và gây tử vong.

Khi tiếp xúc với liều lượng nhỏ chất độc Andromedotoxin, con người sẽ nôn liên tục, mắt, mũi tiết nhiều nước và dịch. Một giờ sau, hoạt động hô hấp sẽ chậm dần, con người mất khả năng cử động, sau đó hôn mê và chết. Điều đáng sợ là mật ong cũng có thể chứa toàn bộ đặc tính của chất độc Andromedotoxin nếu ong từng lấy mật từ hoa của cây nguyệt quế núi. Người Hy Lạp gọi loại mật này là “mật điên”. Họ dùng nó để đánh bại chiến binh Xenophon thành Athen vào năm 400 trước Công nguyên.

  • Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người
  • Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Phát hiện loài nấm hiếm phun

Phát hiện loài nấm hiếm phun "mây" bào tử

Các bào tử bên trong nấm gaestrum, hay nấm ngôi sao đất, thoát ra khi gặp tác động từ bên ngoài.

Đăng ngày: 12/01/2018
Loài kiến giết đồng loại để ngăn dịch bệnh lan rộng

Loài kiến giết đồng loại để ngăn dịch bệnh lan rộng

Các nhà khoa học châu Âu và Australia phát hiện loài kiến Lasius neglectus sẽ loại trừ những con nhiễm bệnh nặng trong đàn, tránh dịch bệnh lan rộng, UPI hôm 9/1 đưa tin.

Đăng ngày: 12/01/2018
Công nghệ gene có thể biến con người thành siêu nhân

Công nghệ gene có thể biến con người thành siêu nhân

Mặc dù là một sinh vật tiến hoá cao, song không thể nói rằng con người đã đạt đến mức hoàn hảo. Chúng ta vẫn dễ bị tổn thương trước các dịch bệnh, chân không chạy nhanh như báo, cơ thể không dẻo dai như mèo, mũi không thính như chó, mắt không tinh như đại bàng...

Đăng ngày: 10/01/2018
Hoa súng khổng lồ tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện ở Paraguay

Hoa súng khổng lồ tưởng đã tuyệt chủng xuất hiện ở Paraguay

Cây hoa súng khổng lồ có tên khoa học Victoria cruziana xuất hiện trở lại ở phụ lưu sông Paraguay cách thủ đô Asunción 25km về phía bắc, BBC hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 10/01/2018
Phát hiện vi khuẩn lạ trên thịt tại Việt Nam

Phát hiện vi khuẩn lạ trên thịt tại Việt Nam

Ngày 8/1, bà Vũ Thị Quỳnh Giao, Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, cho biết hiện nay, việc sử dụng sai, sử dụng quá mức kháng sinh còn phổ biến trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

Đăng ngày: 09/01/2018
Trải nghiệm cảm giác

Trải nghiệm cảm giác "sống không bằng chết" khi bị rết sa mạc cắn

Trải nghiệm lạ lùng của nhà động vật học người Mỹ sẽ giúp bạn hiểu được cảm giác đau đớn, khổ sở khi bị một con rết sa mạc cắn là như thế nào.

Đăng ngày: 07/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News