Bất ngờ với số lượng cây xanh trên sa mạc châu Phi
Nghiên cứu phân tích hình ảnh độ phân giải cao từ vệ tinh đã đưa ra kết quả bất ngờ rằng hiện có tới trên 1,8 tỷ cây xanh tại sa mạc Sahel và Sahara.
Sa mạc tại châu Phi có nhiều cây xanh hơn chúng ta nghĩ. (Ảnh: RT)
Một đội gồm 24 nhà khoa học từ châu Âu, Mỹ và châu Phi đã phát hiện ra rằng vùng khí hậu nửa ẩm lại đang là nơi cây cối sinh sôi, khiến ta có cái nhìn khác về sa mạc Sahel và Sahara.
Ông Martin Brandt tại Đại học Copenhagen, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, nhận định: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng có nhiều cây đến vậy tại sa mạc Sahara. Chắc chắn có những khu vực rộng lớn không có cây nhưng vẫn tồn tại nhiều nơi có mật độ cây dày đặc và thậm chí mọc giữa các đụn cát”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 1,8 tỷ cây xanh trên khu vực 1,3 triệu km vuông tại sa mạc Sahara, Sahel và vùng nửa ẩm.
Kênh RT (Nga) cho biết sau một năm tính toán gồm 11.000 hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao trải dài khu vực 1,3 triệu km2, ông Brandt thu được kết quả là mật độ 13,4 cây/ha. Nghiên cứu này chỉ bao gồm những cây có kích thước vòm lá trung bình trên 12m2.
- Bí ẩn về Nefertiti - nữ hoàng đẹp nhất Ai Cập và sự biến mất đột ngột khỏi sử sách
- Vì sao người gầy vẫn bị gan nhiễm mỡ?
- Du khách trả lại cổ vật sau 15 năm "dính lời nguyền"

Phát hiện loài nhện nhảy mặt xanh tí hon mới ở Úc
Người may mắn tìm ra con nhện tí hon có tên Amanda De George cho biết khi đang chụp một số bức ảnh thì bất ngờ đã nhận ra con nhện nhảy mặt xanh ngay tại sân sau của nhà cô ở New South Wales.

Phát hành vi sử dụng công cụ tinh vi ở kiến lửa
Các nhà khoa học quan sát thấy một loài kiến lửa biết sử dụng cát để xây dựng cấu trúc hút nước đường từ nắp chai một cách hiệu quả.

Virus khảm đậu đũa: "vũ khí" hiệu nghiệm chống ung thư?
Jack Hoopes, một chuyên gia bức xạ thú y tại Đại học Dartmouth, đã dành gần như toàn bộ sự nghiệp của mình để điều trị bệnh ung thư cho chó.

Phát hiện virus mới có khả năng lây từ động vật sang người
Virus mới có cấu trúc gene tương tự loại gây bệnh Rubella, tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao cho người.

Nghiên cứu mới cho thấy loài nho biết dùng lá bảo vệ quả
Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện một loài nho thân thảo có thể sử dụng lá để bao bọc chùm quả trong điều kiện khắc nghiệt.

Sinh vật nào đầu tiên giao tiếp bằng âm thanh cách đây 300 triệu năm?
Một nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc truy tìm sự tiến hóa của giao tiếp âm thanh trong họ côn trùng gồm dế và bộ côn trùng cánh thẳng (Orthoptera).
